29/10/2019 - 15:24

[MegaStory] Nhìn về tương lai đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 19% dân số và đóng góp khoảng 18,7% GDP cả nước. ĐBSCL có vị trí thuận lợi trong giao thương với các nước ASEAN và tiểu vùng sông Mekong nhưng đang chịu sự tác động kép của biến đổi khí hậu (BĐKH), hoạt động thượng nguồn và phát triển nội tại thiếu hợp lýViệc sụt lún, chìm dần của đồng bằng trong bối cảnh nước biển dâng được dự báo rất đáng lo ngại. Nhưng các nhà khoa học, chuyên gia cho rằng bất cứ một sự can thiệp nào vào ĐBSCL để ứng phó với những thách thức trên cũng đều phải cân nhắc và đánh giá trên nhiều mặt để không gây xáo trộn.

[MegaStory] Nhìn về tương lai đồng bằng sông Cửu Long

[MegaStory] Nhìn về tương lai đồng bằng sông Cửu Long

Sạt lở ở đê biển Tây

[MegaStory] Nhìn về tương lai đồng bằng sông Cửu Long

Tình hình sụt lún đất ở ĐBSCL đang diễn biến phức tạp và chưa xác định được các nguyên nhân chính. Theo kết quả đo đạc, kiểm tra các tuyến mốc cao độ Quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) các năm 2005, 2014, 2015, 2017 và thành lập được bản đồ phân vùng mức độ lún trên khoảng 62% diện tích vùng ĐBSCL. Kết quả đo được tốc độ lún chung biến đổi từ 0,01 – 5,74cm/năm, trung bình 1,07cm/năm. Một số điểm có tốc độ lún lớn như: xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (5,74cm/năm), phường 1, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu (5,22cm/năm), xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (4,43cm/năm). Cũng có những khu vực không lún hoặc nâng lên, tốc độ nâng biến đổi từ 0,0 - 1,6cm/năm, trung bình 0,31cm/năm. Các vị trí có có tốc độ nâng lớn như: xã An Nhơn, huyện Châu Thành, Đồng Tháp (1,6cm/năm); xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ, Long An (0,23cm/năm); các xã Châu Lăng, Lương Phi, Lê Trì, Lạc Lưới, huyện Tri Tôn, An Giang (0,14cm/năm).

[MegaStory] Nhìn về tương lai đồng bằng sông Cửu Long

[MegaStory] Nhìn về tương lai đồng bằng sông Cửu Long

Theo Bộ TN&MT, tình trạng sụt, lún đất do nguyên nhân khách quan (các nguyên nhân tự nhiên) và nguyên nhân chủ quan do con người gây ra. Những vấn đề liên quan đến tự nhiên như: đặc điểm non trẻ của đồng bằng, nền đất yếu, hay sự nâng, hạ do các hoạt động tân kiến tạo... Đây là quá trình có tính quy luật tự nhiên, không thể can thiệp mà phải thích ứng. Về nguyên nhân chủ quan, việc khai thác nước dưới đất; phát triển thủy điện thượng nguồn và các công trình đê bao làm suy giảm phù sa; hoạt động xây dựng công trình gây ra tải trọng trên bề mặt đất; độ rung do hoạt động giao thông vận tải... Những nguyên nhân chủ quan có thể từng bước can thiệp để thay đổi, điều chỉnh.

Toàn vùng ĐBSCL có khoảng 7.730 giếng khoan khai thác nước dưới đất với quy mô từ 10 m3/ngày đêm trở lên, lưu lượng khai thác khoảng 1,45 triệu m3/ngày đêm. Ngoài ra còn khoảng 650.000 giếng khai thác nhỏ lẻ, với lưu lượng khai thác khoảng 550.000 m3/ngày. Khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt của nhân dân chiếm khoảng 42% lượng khai thác, phục vụ sản xuất nông nghiệp 40% và sản xuất công nghiệp khoảng 18% lượng khai thác. Tổng lượng khai thác nước dưới đất hiện tại của ĐBSCL ước tính chiếm khoảng 10% tổng trữ lượng có thể khai thác của các tầng chứa nước. Tuy nhiên, việc khai thác nước dưới đất tập trung ở các tầng chứa nước có độ sâu trong khoảng 80 - 200m tại khu vực đô thị, khu công nghiệp gây ra tình trạng hạ thấp mực nước sâu và nguy cơ gây sụt lún đất.

Ông Lâm Văn Bi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết: “Cà Mau phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác nước ngầm để cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên nước ngày càng khan hiếm, khối lượng và chất lượng đang suy giảm nghiêm trọng. Theo đánh giá sơ bộ trong kết quả nghiên cứu về sự sụt lún đất ở Bán đảo Cà Mau do Viện Địa kỹ thuật Na Uy thực hiện, trong 15 năm qua, tốc độ sụt lún đất ở tỉnh từ 30-70cm, bình quân khoảng 1,9 đến 2,8cm mỗi năm. Nếu tiếp tục gia tăng khai thác nước ngầm thì trong 25 năm tới, dự báo sụt lún sẽ lên đến 90cm.

[MegaStory] Nhìn về tương lai đồng bằng sông Cửu Long

Mặc dù sụt lún đất tại ĐBSCL là đáng lo ngại. Song, theo Bộ TN&MT, quy mô, quá trình lún còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng khu vực cụ thể. Hiện mạng quan trắc tình trạng sụt lún đất với mật độ còn khá thưa (khoảng 0,8 điểm/100km2), các điểm đo phân bố không đều, chỉ tập trung chủ yếu dọc các tuyến giao thông, đô thị, khu công nghiêp (là những khu vực có nguy cơ sụt, lún cục bộ cao)... nên kết quả phân vùng lún, sơ đồ phân phân vùng lún giai đoạn hiện nay có tính chất sơ bộ ban đầu, chưa phản ánh được đầy đủ mức độ lún thực tế theo phạm vi diện tích.

Trên thực tế, đã có một số dự án nghiên cứu, đa phần là của nước ngoài, đánh giá mức độ sụt lún nền đất ở vùng ĐBSCL chủ yếu dựa trên ứng dụng công nghệ phân tích ảnh rada giao thoa (InSAR). Các kết quả nghiên cứu này cho thấy một phần diện tích của ĐBSCL đang sụt lún với tốc độ nhỏ hơn 2 cm/năm, cục bộ tại một số địa phương có thể tới 4 cm/năm hoặc nhiều hơn. Khi so sánh bản đồ sụt lún mặt đất từ InSAR với bản đồ hạ thấp mực nước, một số nghiên cứu chỉ ra có sự trùng hợp giữa diện tích sụt lún mặt đất với diện tích hạ thấp mực nước.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, việc đánh giá cần thận trọng, có cơ sở khoa học dựa trên các số liệu quan trắc mực nước dưới đất, đo đạc quan trắc trắc địa – địa hình, kết quả phân tích ảnh rada giao thoa và số liệu về đặc tính địa kỹ thuật – địa chất thủy văn của các tầng chứa nước thu được từ các dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước… là nguồn số liệu đầu vào cơ bản cần thiết phục vụ việc đánh giá một cách chuẩn xác hơn.  

[MegaStory] Nhìn về tương lai đồng bằng sông Cửu Long

Một số ý kiến của nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước nhận định, sụt lún đất, kết hợp cùng với tác động của BĐKH, nước biển dâng và yêu cầu phát triển về kinh tế - xã hội, khiến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, suy thoái rừng ngập mặn ven biển ngày càng nghiêm trọng hơn, đe dọa các công trình ven biển, úng ngập đô thị ở ĐBSCL. Điều này còn gây những tổn thất lớn đến đời sống xã hội và hoạt động sản xuất của người dân nếu không có những giải pháp tổng thể, đồng bộ kịp thời được thực hiện.

Cuối tháng 8-2019, nhóm nghiên cứu các nhà khoa học Hà Lan đã công bố báo cáo về tình trạng sụt lún ở ĐBSCL. Báo cáo cho biết, cao trình trung bình của ĐBSCL bị nhiều báo cáo quốc tế lầm tưởng là 2.6m so với mực nước biển nhưng nay họ nghiên cứu ra thì chỉ có 0.8 m, tức là thấp hơn 1.8m. Với phát hiện mới này, đến năm 2100 (tức 80 nữa), ước lượng trung bình nước biển dâng 40cm thì 25% ĐBSCL sẽ ở dưới mực nước biển. Cộng thêm tốc độ sụt lún trung bình hiện nay của là 1.1cm/năm, nhiều phần lớn của ĐBSCL sẽ dưới mực nước biển trong những thập niên tới. Ngoài ra, các nhà khoa học Hà Lan cũng cảnh báo sẽ có 12 triệu người (tức 70% dân số ĐBSCL) sống ở những vùng mà sau sẽ thấp hơn mực nước biển nếu mực nước biển dâng 1m, tức là nhiều gấp đôi con số ước lượng trước đây là 5 triệu người (29% dân số ĐBSCL).

[MegaStory] Nhìn về tương lai đồng bằng sông Cửu Long

Sụt lún đất kết hợp với triều cường gây ngập nhiều tuyến đường nội ô ở các đô thị ĐBSCL

Phản biện báo cáo của chuyên gia Hà Lan, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện-Chuyên gia nghiên cứu độc lập về hệ sinh thái ĐBSCL cho rằng, đối với ĐBSCL, báo cáo dẫn một số tài liệu trước đây cho rằng cao trình trung bình của ĐBSCL là 2.6m và nói rằng các tài liệu này đã được đưa vào các báo cáo có tầm ảnh hưởng chính sách quan trọng. Tuy nhiên, chúng tôi thấy các báo cáo được cho là lầm tưởng nêu trên cũng không có ảnh hưởng lớn về chính sách ứng phó BĐKH của Việt Nam. Bởi vì từ trước tới nay, nhận thức chung của cộng đồng khoa học trong nước là cao trình của ĐBSCL chỉ vào khoảng 0.8m đến 1.2m trên mực nước biển. Trong bản Kế hoạch ĐBSCL (MDP) 2013 do các chuyên gia Hà Lan hỗ trợ Việt Nam soạn thảo, cũng ghi cao trình trung bình của ĐBSCL là 0.8m. Như vậy, kết quả mới này riêng đối với ĐBSCL là khẳng định lại chứ không ngạc nhiên. 

Con số 12 triệu dân là họ dựa vào mật độ dân số năm 2016 ở các vùng mà các nhà khoa học Hà Lan cho rằng cuối thế kỷ (tức 80 năm nữa) sẽ nằm dưới mực nước biển trong tình huống nước biển dâng 1m. Ở đây, chúng ta cần nhớ rằng dân số sẽ biến động theo thời gian, 80 năm nữa không ai biết trong các vùng đó có bao nhiêu dân và nước biển dâng, sụt lún là dần dần thì dân số sẽ tái phân phối dần dần theo, nên con số sẽ không phải là 12 triệu dân như dự đoán.

[MegaStory] Nhìn về tương lai đồng bằng sông Cửu Long

Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học Hà Lan với mô hình mới, độ chính xác cao là rất quý để khẳng định chắc chắn cao trình của ĐBSCL và giúp hiểu chi tiết hơn địa hình từng vùng ở ĐBSCL. Báo cáo này còn chỉ ra một lổ hổng lớn rất có ý nghĩa đối với các đồng bằng trên thế giới là nếu chỉ áp dụng dữ liệu không gian toàn cầu từ nguồn mở miễn phí để tính cao trình địa phương thì sẽ có sai số lớn, dẫn đến đánh giá sai về tác động của nước biển dâng, không phù hợp cho các đồng bằng trong việc định ra sách lược thích ứng với BĐKH và nước biển dâng.

[MegaStory] Nhìn về tương lai đồng bằng sông Cửu Long

[MegaStory] Nhìn về tương lai đồng bằng sông Cửu Long

[MegaStory] Nhìn về tương lai đồng bằng sông Cửu Long

Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, giữa hai vấn đề làm cho ĐBSCL chìm nhanh là nước biển dâng và sụt lún đất do khai thác nước ngầm thì sụt lún đất đáng lo hơn và đáng ưu tiên giải quyết ngay. Bởi tốc độ nước biển dâng chỉ khoảng 3mm/năm, trong khi sụt lún của đồng bằng đang gấp 3-4 lần và có nơi 10 lần như thế.  Để giải quyết vấn đề sụt lún ĐBSCL cần phải gấp rút giảm ngay sử dụng nước ngầm. Muốn giảm sử dụng nước ngầm thì phải có nguồn nước thay thế. Đối với vùng ven biển thì nên thuận theo tự nhiên chuyển sang canh tác mặn vào mùa mặn và làm hệ thống công trình trữ nước, cấp nước cho sinh hoạt. Vùng nội địa, cần phục hồi lại sông ngòi.

Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh thì cho rằng, chúng ta cần hệ thống trị thủy hiệu quả, phải tính đến môi trường sinh thái để nước không bị tù đọng, ô nhiễm. Chuyện ngăn sụt lún đất thì ngưng ngay sử dụng nước ngầm, đồng thời phải đảm bảo nguồn nước thay thế cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Bên cạnh đó, phải bơm nước sạch đưa vào trong nguồn nước ngầm để nâng mặt đất lên hoặc là giữ cố định không bị lún nữa. Chúng ta cũng phải suy nghĩ, tính toán làm tuyến đê bao sông Hậu, sông tiền để khi cần thoát lũ nhanh và điều tiết nước vào trong nội đồng phục vụ sản xuất. 

Các nhà khoa học cho rằng, cần phải xét bối cảnh của ĐBSCL là rất khác. Một sự can thiệp lớn vào tự nhiên sẽ có những ảnh hưởng mọi mặt, về môi trường, kinh tế, xã hội, môi trường, kể cả an ninh- quốc phòng, chưa lường hết được. Vùng đất ven biển ĐBSCL là đất yếu, nếu làm công trình đê bao thì chính cái đê ấy sẽ bị lún nhanh và tuổi thọ phục vụ không cao. “Giải pháp chính cho ĐBSCL là chuyển hướng nền nông nghiệp từ thâm canh, chạy theo số lượng, sang nông nghiệp giảm thâm canh, tập trung vào chất lượng và giá trị như tinh thần của Nghị quyết 120 của Chính phủ về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH”-thạc sĩ Thiện nói.

Thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ, các bộ ngành và địa phương đã và đang vào cuộc quyết liệt để tìm giải pháp phát triển bền vững ĐBSCL. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ TN&MT) vừa đề xuất xây dựng hai Đề án, gồm: “Điều tra tổng thể lún mặt đất ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH và nước biển dâng; đề xuất các giải pháp thích ứng” và “Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng vận hành mạng lưới quan trắc lún nền đất thích hợp ở vùng ĐBSCL”. Hai đề án sẽ được thực hiện giai đoạn 2020-2025; dự kiến trình Chính phủ phê duyệt vào tháng 9-2020.

ĐBSCL đã và đang xảy ra hiện tượng lún nền đất và có xu thế tăng theo thời gian, theo Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, hai đề án này mang tính cấp thiết nhằm thiết lập và vận hành mạng lưới quan trắc lún nền đất thích hợp với đặc điểm địa chất ĐBSCL. Từ đó, đề xuất các giải pháp công trình, phi công trình tổng thể phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó hiệu quả với BĐKH. Đồng thời thể hiện tầm nhìn mới để phát triển bền vững ĐBSCL theo hướng thuận thiên, không vượt quá giới hạn của tự nhiên và bằng các “hành động không hối tiếc”.

[MegaStory] Nhìn về tương lai đồng bằng sông Cửu Long

Sụt lún làm nền đất bị dịch chuyển kéo theo sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng nghiêm trọng (Trong ảnh: Một đoạn tuyến quốc lộ 91 qua An Giang bị sạt lở nghiêm trọng hồi tháng 8-2019) 

[MegaStory] Nhìn về tương lai đồng bằng sông Cửu Long

Thực hiện: THU HÀ - QUÁCH HÙNG - LÊ THANH - ANH KIỆT

Chia sẻ bài viết