15/10/2019 - 15:57

Sức hút của làng cổ Đường Lâm 

Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội gần 45 km. Đây cũng làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được  trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia (2006). Ngày nay, ngôi làng vẫn giữ được lối kiến trúc, nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của một ngôi làng xưa ở miền Bắc. Nhiều du khách phương xa đến Hà Nội đều mong muốn ghé thăm làng cổ Đường Lâm một lần, để được ngắm vẻ đẹp trầm mặc của làng cổ với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa miếu...

Đình làng Mông Phụ là di tích cấp quốc gia được xây dựng vào năm 1684. Đình được xây theo kiểu chữ Công gồm Nghi Môn (cổng chính), sân đình, Tả Mạc (nhà bên trái), Hữu Mạc (nhà bên phải) và Đại đình (tòa chính).

Đình Mông Phụ nằm ở vị trí trung tâm của làng, là kiến trúc đặc trưng của làng quê Việt.

Chùa Mía ở làng cổ Đường Lâm mang nét đặc trưng của những ngôi chùa xưa ở Bắc Bộ.

Giữa đô thị hiện đại, nhộn nhịp, làng cổ Đường Lâm vẫn giữ nét trầm mặc, yên bình của làng quê Việt Nam. Đó là con đường làng yên ả, quanh co và  những cây cổ thụ xanh tươi.

Ngay lối vào làng, du khách không khỏi thích thú khi ngắm cổng, vách tường bằng đá ong nhuốm màu thời gian.

Ngôi làng hiện có 956 ngôi nhà truyền thống, trong đó có căn nhà lâu đời nhất có tuổi thọ hơn 400 năm. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những nghề truyền thống, như: sản xuất rượu và làm tương nổi tiếng hàng nghìn năm nay.

Đặc điểm dễ nhận thấy ở làng cổ Đường Lâm là những ngôi nhà gỗ với tường xây bằng đá ong tạo nên nét đẹp cổ kính.

Hay như những con đường làng lát gạch, chạy giữa những bức tường in dấu thời gian

Nhiều du khách thích thú khi được nghe người cao tuổi trong làng kể về lịch sử của dân tộc.

Các bậc cao niên ở làng cổ Đường Lâm vẫn thích ăn trầu.

Du khách thích thú khi thấy những nông sản địa phương được người dân bảo quản bằng cách treo trên hiên nhà.

Đến với làng cổ, du khách còn được thưởng thức đặc sản - bánh Chè Lam nổi tiếng.

Thực hiện: Quốc Thái - Hồng Vân

Chia sẻ bài viết