22/10/2020 - 08:59

Những “bạn mới” cần tránh trên mạng xã hội 

Lừa đảo trên mạng xã hội có đủ hình dạng và quy mô, trong đó nhiều trò bắt đầu bằng một lời đề nghị đơn giản về tình bạn... giả tạo. Sau đây là 4 loại “bạn mới” mà các chuyên gia khuyên cần cảnh giác khi kết bạn.

Mục tiêu chủ yếu của các trò lừa đảo trên mạng xã hội là chiếm đoạt thông tin cá nhân, mật khẩu các tài khoản...

1. Người đã kết bạn trên Facebook

Nếu bạn nhận được yêu cầu kết bạn trên Facebook từ một người đã kết bạn trước đó, bạn có thể nghĩ rằng họ đã vô tình nhấp vào nút “hủy kết bạn” tại một thời điểm nào đó và hiện quyết định chào đón bạn trở lại thì hãy cẩn thận. Suy nghĩ của bạn có thể đúng, nhưng cũng có thể đó là một kẻ lừa đảo trên tài khoản được nhân bản từ bạn của bạn. Nhân bản tài khoản là sao chép hồ sơ của người khác, lập tài khoản mới, sau đó chặn họ và gửi yêu cầu đến tất cả bạn bè của họ, đó là cách mà tội phạm mạng xã hội thường sử dụng để lừa nhiều người.

2. Những người theo dõi Twitter bất ngờ xuất hiện 

Sử dụng một từ có ẩn ý hoặc nghĩa xấu trên Twitter có thể thu hút hàng loạt “bot spam” - những người nhiệt tình đăng lại bài đăng của bạn, sau đó ẩn nấp trong danh sách người theo dõi của bạn với hy vọng bạn sẽ theo dõi lại họ. Ðiều này có thể gây khó hiểu. Ví dụ, Yahoo News phát hiện thấy một việc nói về một phương tiện thám hiểm không gian đã được đăng lại hàng trăm lần, đơn giản vì phương tiện này được gọi là “máy xâm nhập”. Theo dõi bất kỳ người bạn mới nào trong số này có thể là một nạn nhân cho các tin nhắn rác gây khó chịu. Nếu bạn vừa đăng một điều gì đó trên Twitter có từ gây khó hiểu hoặc ẩn ý, hãy cẩn thận nếu số lượng người theo dõi tăng đột biến - họ có thể là những kẻ dội thư rác, bị cuốn hút bởi những lời lẽ không bình thường của bạn.

3. Nhà tuyển dụng hấp dẫn với một công việc dễ dàng 

Tài khoản người tìm việc là mục tiêu có giá trị đối với tội phạm mạng, vì nó chứa một lượng lớn thông tin cá nhân, như tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, email, thậm chí là số chứng minh nhân dân... Ðó là các thông tin quan trọng để tạo một hồ sơ giả hoặc đăng nhập tài khoản bất chính. Lời mời tham gia công việc đã trở thành công cụ chính cho những kẻ lừa đảo và ngay cả trong trang web tuyển dụng, bạn cũng không thể tin tưởng vào mọi lời mời, đặc biệt là những lời mời làm việc hấp dẫn.

Các “nhà tuyển dụng” giả thường cung cấp các công việc rất tốt, kiếm tiền dễ dàng chỉ với mục đích thu thập thông tin cá nhân hoặc chuyển hướng người dùng đến các trang web lừa đảo để thu thập mật khẩu và các thông tin quan trọng khác. Vì vậy, trước khi chấp nhận bất kỳ yêu cầu kết bạn và trao thông tin trên mạng xã hội, hãy kiểm tra kỹ danh tính của họ. Ðiều quan trọng là bạn có nên chia sẻ bất kỳ thông tin nào trên mạng xã hội không. Nếu bạn thấy “nhà tuyển dụng” luôn đòi hỏi thông tin cá nhân trong khi không có một hợp đồng ràng buộc cụ thể, thì rất có thể đó là một “nhà tuyển dụng” lừa đảo.

4. “Người yêu” tặng quà 

Trên các trang web hẹn hò, lừa đảo là kỹ thuật xã hội thuần túy và thường được tạo ra trong nhiều năm. Tuy nhiên, trên mạng xã hội tội phạm tinh xảo và chuyên nghiệp hơn. Ðể đánh lừa người khác, tin tặc tìm cách đưa đối tượng thành “người yêu” và tặng quà - trước khi nạn nhân hoàn trả gấp nhiều lần khi nhận món quà đó.

Theo các chuyên gia, những kẻ lừa đảo khá dễ dàng ra mục tiêu theo cách này. Họ sẽ gửi những món quà hấp dẫn, làm cho người nhận cảm thấy mình đáng yêu và cần được chăm sóc, sau đó qua một bài kiểm tra với yêu cầu nhỏ gợi ý mở ví điện tử hoặc tài khoản ngân hàng. Cuối cùng, họ sẽ cùng chủ nhân tham gia các công việc khi sử dụng ví hoặc tài khoản ngân hàng.

HOÀNG THY (Theo Welivesecurity)    

Chia sẻ bài viết