19/03/2021 - 08:00

Nên tránh điều gì khi viết kinh nghiệm làm việc? 

Kinh nghiệm làm việc được coi là chìa khóa quan trọng trong mỗi CV của ứng viên. Hầu hết các nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm đến phần này. Tuy nhiên thể hiện thế mạnh của mình ra sao, viết như thế nào để chinh phục nhà tuyển dụng thì không phải ứng viên nào cũng nắm rõ.

Dưới đây là 5 sai lầm thường gặp khi viết kinh nghiệm làm việc, hãy tham khảo và phòng tránh nhé.

Viết như bản liệt kê công việc

Những công việc bạn đã trải qua không đồng nghĩa với những kinh nghiệm bạn có được. Không phải cứ lịch sử làm việc của bạn dày và dài có nghĩa là tốt và cần phải liệt kê tất tần tật. Bạn nên tránh viết về kinh nghiệm làm việc theo cách mô tả, liệt kê lại những công việc bạn đã làm trước đó.

Một bản CV ngắn gọn, súc tích và có điểm nhấn là điều bạn cần biết, viết kinh nghiệm làm việc cũng vậy. Chỉ cần 3-5 năm trải qua vị trí công việc tương tự bạn đang ứng tuyển, có kinh nghiệm 3-5 năm ở vị trí tương đương... đã đủ thuyết phục nhà tuyển dụng, dù bạn đang tìm việc tại Đà Nẵng mới nhất hay bất cứ nơi nào khác. Vì thế, bạn nên chắt lọc để lựa chọn những công việc tiêu biểu, những kinh nghiệm đáp ứng cho vị trí ứng tuyển hiện tại để nhà tuyển dụng thấy được, bạn hoàn toàn đáp ứng tốt cho vị trí mà bạn ứng tuyển. 

Sắp xếp lộn xộn, không theo thứ tự thời gian, không gian

Không sa đà vào liệt kê nhưng bạn nên tuân thủ các mốc thời gian, không gian khi viết về kinh nghiệm làm việc. Bạn không thể viết theo kiểu, bạn nhớ ra khoảng thời gian nào thì ghi vào CV khoảng thời gian đó hoặc bạn thấy kinh nghiệm nào hay thì viết vào kinh nghiệm đó.

Thay vào đó, bạn nên soạn thảo một bản nháp trước khi viết vào CV những kinh nghiệm đã trải qua, đã tích lũy được qua từng mốc công việc theo thứ tự thời gian và không gian, từ gần nhất tới xa nhất. Hãy nêu rõ thời gian bắt đầu và thời điểm kết thúc của vị trí bạn đảm nhiệm, kinh nghiệm bạn có được từ vị trí ấy. Mạch lạc, logic và sắp xếp theo thứ tự là nguyên tắc bạn nên tuân thủ khi viết kinh nghiệm làm việc.

Thiếu bằng chứng, con số cụ thể

Để làm nổi bật phần kinh nghiệm làm việc, bạn cũng cần có minh chứng và con số cụ thể. Bạn không nên viết đều đều một mạch với những kinh nghiệm chung chung, giống nhau.

Những con số luôn tạo ra điểm hấp dẫn và ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Kinh nghiệm làm việc được viết càng cụ thể càng sinh động thì CV của bạn càng trở nên thu hút và ấn tượng.

Đưa ra những kinh nghiệm không liên quan đến vị trí ứng tuyển

Có thể trong chặng đường sự nghiệp của bạn, bạn thu được rất nhiều các kinh nghiệm khi đi qua những vị trí khác nhau. Nhưng điều đó không giúp bạn trúng tuyển nếu như những kinh nghiệm đó không phù hợp hoặc không liên quan đến vị trí ứng tuyển hiện tại.

Hãy cân nhắc để đưa ra những kinh nghiệm “đắt giá” nhất. Bạn ứng tuyển vị trí nào, cần những kỹ năng, kinh nghiệm gì thì bạn nên lựa chọn đưa vào CV những trải nghiệm có liên quan mật thiết đến các kỹ năng, kinh nghiệm ấy.

Viết không đúng sự thật

Chân thành và trung thực là một kỹ năng mà bất kể nhân sự nào cũng phải có. Đó luôn là điểm cộng vô hình giúp bạn có thể trở thành người “chiến thắng” khi ứng tuyển. Chỉ qua một vài câu hỏi nhà tuyển dụng có thể biết được bạn có viết kinh nghiệm làm việc đúng sự thật hay không. Bởi vậy, chỉ nên đưa ra những kinh nghiệm bạn thực sự có được, những nơi bạn thực sự đã làm việc và vị trí bạn đảm nhận để không phải nhận về các đánh giá tiêu cực.

Kinh nghiệm làm việc không khó để viết. Nhưng viết như thế nào để thuyết phục được nhà tuyển dụng, để nhà tuyển dụng thấy bạn là sự lựa chọn phù hợp nhất cho vị trí ứng tuyển thì đòi hỏi bạn phải thật khéo léo. Tránh các sai lầm trên cũng là cách để chứng tỏ bạn là một ứng viên chuyên nghiệp. Chúc bạn thành công!

            Nguyễn Lý

Chia sẻ bài viết