06/10/2019 - 07:32

Tổng đốc An Hà Doãn Uẩn

Lương tướng tài ba và “tay bút mực giỏi tài” 

Danh nhân Doãn Uẩn (1795-1850) làm quan qua 3 triều Vua: Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức; có công lớn trong việc phát triển miền biên viễn An Giang - Hà Tiên và được xưng tụng là “văn tướng” khi để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học giá trị.

Lương tướng phục vụ 3 triều nhà Nguyễn

Cụ Doãn Uẩn người làng Khê Cầu, tổng Khê Cầu, huyện Thư Trì, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam Hạ (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay). Ông thi đỗ Cử nhân năm 33 tuổi và làm quan 20 năm dưới 3 triều Vua: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức; giữ nhiều chức vụ quan trọng như Chủ sự viên ngoại lang, Trung lang, Thị lang, Tham tri ở các Bộ Hộ, Lại, Hình đến Thượng thư Bộ Binh.

Tháng 2 năm Đinh Mùi (1847), Vua Thiệu Trị ban thưởng cho các quan đại thần quân thứ Trấn Tây. Dịp này cụ Doãn Uẩn và các tướng có công to đều được sắc khen thưởng rất vinh dự. Bấy giờ, tại An Giang, do vị trí đặt 3 đồn Tân Châu, An Lạc và Vĩnh Thành (nguyên là đồn Cần Thơ) trong thuộc hạt, hình thế không tiện coi giữ, cụ Doãn Uẩn xin cho tìm chỗ đất khác mà dời đi. Đồng thời xét thấy hai cửa sông Hầu Diện Thượng và Hầu Diện Hạ lạc vào trong địa hạt tỉnh Định Tường, ông “xin đổi sáp nhập vào nơi gần” (lệ vào An Giang cho tiện việc ứng cứu). Vua đều ưng thuận.

Thấy biên thùy mới định, công việc phải có trọng thần trấn tĩnh, vua Thiệu Trị mới lấy Tham tán đại thần hội làm công việc ninh tập Trấn Tây, thự Thượng thư Bộ Binh, An Tây Mưu lược tướng Doãn Uẩn bổ đi Tổng đốc An Hà (An Giang và Hà Tiên). Rồi chọn ngày tốt đem đại đội quan quân kéo quân về tỉnh An Giang nghỉ ngơi, đợi phụng chỉ tuyên triệu về Kinh, mở tiệc ăn mừng ghi chép công trạng, để đền công lao.

Tháng 5, Vua sai trung sứ đi đường trạm đến ban thưởng cho thự Tổng đốc An Hà Doãn Uẩn và cho làm Tham tán đại thần (bậc Chánh nhị phẩm). Tháng 6, ghi công các tướng về việc Trấn Tây, phong tước cho từng người có thứ bậc, cụ Doãn Uẩn được phong tước Tử.

Vua cho đúc 9 cỗ súng bằng đồng, đặt hiệu là Thần uy phục viễn đại tướng quân (viên đại tướng có oai thần phục được phương xa); và 3 cỗ súng hiệu Bảo đại định công an dân hòa chúng tượng tướng quân (viên thượng tướng giữ nghiệp lớn, định công nghiệp, hòa vui mọi người). Cộng tất cả nặng 43.620 cân, thân súng đều dài 10 thước 4 tấc, lòng súng dài 8 thước 9 tấc 4 phân, miệng súng đường kính 4 tấc 7 phân.

Tháng 7, ngày mùng Một, 12 cỗ súng quý đúc xong; Vua cho rằng 12 cỗ súng quý này đều phải có bài ngự minh ghi chép vào để làm kỷ niệm. Rồi sắc ban bài ngự minh trên cỗ súng thứ nhất (“Thần uy phục viễn đại tướng quân”) đặc biệt riêng cho Mưu lược tướng Tuy Tĩnh Tử Doãn Uẩn: “Dân mong vua đến, chính là lúc nên cất quân, trổ sức mạnh để đánh trước. Ba lần thắng trận, được công đầu, mưu lược của văn thần, tấn công to sớm, đem uy trời để vỗ yên, phục phương xa, khắc công vào bảo vật, truyền ức muôn năm rất trọng”.

Tháng 6 Kỷ Dậu (1849) việc dựng bia võ công dẹp yên cõi Tây ở Võ miếu trong Hoàng thành được tiến hành. Việc xét định công trận các tướng đều được chuẩn giao đình thần tra cứu tất cả những người công trạng lâu năm ở biên thùy, ai có công lao đáng được khắc vào bia đá và bàn định từng thứ bậc. Triều đình bàn rất kỹ, tâu lên. Vua Tự Đức phê duyệt 6 người. Cụ Doãn Uẩn đứng thứ 3 (dưới cụ Vũ Văn Giải và Nguyễn Tri Phương).

Ngày 21 tháng 11 (3-1-1850), Tổng đốc An Hà Mưu lược tướng Doãn Uẩn do bệnh sốt rét rừng mất ở nơi làm quan (An Giang). Vua Tự Đức rất thương tiếc: “Uẩn lúc còn sống, vì nước hết sức khó nhọc, vốn có tiếng là liêm chính, tài năng. Truy tặng Hiệp biện Đại học sĩ”.

Tháng 2 năm Mậu Ngọ (1858), Vua chuẩn cho những bề tôi cũ được bày bài vị thờ ở đền Hiền Lương (miếu thờ các quan giúp vua trị nước có danh tiếng, được lập vào thời Tự Đức năm đầu - 1848, tại bên tả chùa Thiên Mụ, Huế), tất cả là 39 người. Cụ Doãn Uẩn là một trong 39 người ấy. Sách sử ghi đủ: Tổng đốc An - Hà, Mưu lược tướng Tuy Tĩnh Tử, tặng Hiệp biện Đại học sĩ, thụy Văn Ý Doãn Uẩn”. Văn Ý là thụy hiệu thuộc hàng Tòng nhất phẩm, 1 trong 18 bậc về Văn giai, căn cứ vào lệ định về văn phẩm mà được tặng sau khi chết.

“Tay bút mực giỏi tài”

Qua gần 100 bài thơ ký sự của cụ Doãn Uẩn, ta thấy ông luôn kết hợp rất nhuần nhuyễn giữa thanh gươm và ngòi bút. Nhờ vậy ngoài những ghi chép về chiến trận, ta cũng biết được phần nào cảnh vật, nhân tình thời ấy, mà dưới đây xin dẫn lại vài bài tiêu biểu.

Trong thời gian trấn đóng ở vùng biên giới An Giang, ông có làm bài thơ “Giang du” (Đi chơi trên sông) với ghi nhận qua Lời dẫn:

“Trước kỳ tháng 7, tháng 8, nước lụt lên to, gió nam và mưa rào thường xảy đến, không thể đi chơi. Vào mùa đông, lụt rút, gió êm, mưa ít, nước trong, cát trắng, hai bên bờ sông cỏ mọc xanh tươi, cá tôm bơi lội trên mặt nước dày đặc, cò cói đậu ở đầu ghềnh, từng đàn bay tán loạn. Trong khi đó thuyền buồm chiều về bến, mặt trời sắp lặn, thôn xóm mờ dần sau bóng cây. Chỗ tôi làm việc đi ra mấy bước thì đến sông, về chiều tôi đi chiếc thuyền con dạo chơi, ngắm cảnh trí như một bức tranh họa, thưởng ngoạn lâu mà vẫn không chán. Đến lúc trở về, dừng chèo trước cửa, buộc thuyền lên bờ thì trăng đã lên cao trên núi ở phía đông, ánh sáng trong trẻo, cảnh ấy, tình này làm cho lòng tôi thật khoan khoái”.

Sau đây là bài thơ của ông, do Ngô Bách Bộ dịch:

Lụt hết, mưa xong, gió tạnh rồi,

Nước trong, cát trắng, cỏ xanh tươi.

Vạc cò nhộn nhịp đàn đàn lượn,

Tôm cá nô đùa lớp lớp bơi.

Chiều xuống thuyền mành chen bến cũ,

Cây che thôn xóm thoáng bờ khơi.

Cưỡi thuyền hóng mát nhìn phong cảnh,

Trước cửa dừng chèo nguyệt sáng soi.

Lăng mộ cụ Doãn Uẩn. Ảnh http://antgct.cand.com.vn

Và lời dẫn bài “Quan Giang đình nhàn vọng” (Đình quan sát ven sông lúc thư nhàn): Năm Thiu Tr th nht (1841), Trn Tây tnh An Giang, bt đầu đặt chuyên viên Đốc ph, đặt ph snh bên hu tnh thành, phía trước giáp lin b sông Hu. Phía trong snh ph dng mt ngôi đình cao khong hai trượng, đặt tên gi là Quan Giang đình, t đó vic công mi dn dn tm ri. Trèo lên Quan Giang đình, nhìn ra bn phía thy mây nước xanh biếc, rt đẹp. Nghĩ rng cnh này cũng đã khá vui mt. Vùng phiên gii có núi lin nhau, sông chy quanh co, đó sc mnh. T đó qua nhiu núi li đến sông, xem ra cũng đủ sc mnh để chiến thng. Sách v, giy t, xe nga trong nước đã thng nht, đó văn bn mi. Phong vt trăm năm bt đầu t cách ăn mc, chít khăn, đội mũ. tôm r như đất, đó ngun li quanh năm ca dân địa phương. Ni vui mng khi xuân đến, đất m, cây ci, hoa lá tt tươi. Hãy khai thác vùng đất tt này thành vùng giàu , sm ut. Nhưng chưa biết thun li như thế, dân chúng cũng chưa cùng nhau bt đầu”:  

Vùng phiên (biên giới) sông uốn, núi giăng đều,

Cảnh đẹp nơi đây thật đáng yêu.

Sách vở, xe lăn theo lối cũ,

Trăm năm quần áo khác xưa nhiều.

Lợi về tôm cá do dân quản,

Xuân đến cây hoa chẳng rét kiêu.

Khai thác nơi đây thành lạc thú,

Dân đang tính toán chửa khai nhiều.

Sau lần đại thắng cuối cùng, giải phóng Trấn Tây, vua Thiệu Trị làm ba bài ngự thi tặng cụ Doãn Uẩn. Đây chỉ chép lại 1 bài ngự và 1 bài kính họa (do Doãn Mậu Côn dịch). Bài ngự 1:

Điều Trẫm dặn dò đã mấy năm,

Thành công nay thấy rõ rành rành,

Trước do đánh mạnh, ba lần thắng,

Nay buộc quy hàng, một trận thành.

Mao việt chỉ huy biên giới vững,

Thành trì gìn giữ nước non bình.

Rút quân trong lúc vui toàn thắng,

Hạ bút phê khen khó hết tình.

Bài kính họa:

Nhim v vua trao đã my năm,

Mưu mô, đức tt tt nhiên thành.

Phương xa, văn đức đều sâu đậm,

Rng khp võ công đã rành.

Mng thy nhân dân nay n định,

Vui xong chinh chiến được yên bình.

Muôn năm phúc ln mng Thiên tử,

Đại Nhã thời Chu kính đệ trình.

Đó là nhng vinh d tt cùng mà các quan đương triu đều mơ ước. C Doãn Un là mt nhân vt thot tiên tưởng bình thường mà li rt xut chúng. Xut chúng vì s ln lượt thăng tiến ca ông không thy có s trc tr nào. Ông xut thân là nho sĩ, là văn quan, vy mà chuyn sang quan võ, li lp công xut sc. Đúng như nhn xét ca Giáo sư Vũ Ngc Khánh, Vin Nghiên cu văn hóa - Vin Khoa hc Xã hi Vit Nam chia s: S dĩđiu xut chúng như vy là do ông luôn luôn gi vng được ý chí và phương châm sng. Hướng tu dưỡng ca đời ông, có th tóm tt trong 8 ch (cũng có ghi trong gia ph, đại t ca dòng h Doãn). Đó là:

- “Kiếm thư đại nghiệp”: việc lớn trong đời là ở thanh gươm, trang sách. Ông trân trọng cả kiếm, cả thư, do đó mà trở nên người văn võ toàn tài.

- “Kiệm cần nhi tự”: kiệm và cần là hai đức tính cần phải luôn thực hiện. Ông làm quan thanh bạch, khi mất còn để lại số nợ phải vay mượn có đến ngàn quan tiền.

Người dân ở Thái Bình quê ông cũng kết luận về ông cũng bằng 8 chữ súc tích: “Vũ bất tích tử - Văn bất ái tiền” (Đánh giặc không sợ chết, làm quan không ăn tiền). Đó là “Đại nghiệp” và “Kiệm cần” của ông.

Nguyễn Hữu Hiệp

Chia sẻ bài viết