Cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 70km về hướng Tây Bắc, địa đạo Củ Chi vừa là căn cứ địa vững chắc của Khu ủy Quân khu, Bộ tư lệnh Sài Gòn - Gia Định vừa là thế trận biến hóa, góp phần không nhỏ vào công cuộc thống nhất đất nước. Nơi đây được mệnh danh là “vùng đất thép” vì đã kiên cường chống chọi và đứng vững trước sức tàn phá kinh hoàng của các vũ khí tối tân của quân đội Mỹ.
Địa đạo Củ Chi được công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia năm 1979. Về vùng đất anh hùng, du khách có dịp khám phá địa đạo, tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống của quân và dân Củ Chi trong các đường hầm sâu dưới mặt đất.
Mỗi ngày, địa đạo Củ Chi đón rất nhiều đoàn khách đến tham quan. Trong ảnh: Đoàn Câu lạc bộ nhà báo nữ TP Cần Thơ chụp hình lưu niệm tại cổng chính của địa đạo
Bên trong cổng là khu rừng xanh mát, có các hướng dẫn viên thường trực trong trang phục bộ đội hướng dẫn du khách tham quan.
Khách trong nước và nước ngoài tham quan trong khu vực địa đạo.
Võng và bàn ghế, nơi nghỉ ngơi của các chiến sĩ thời chiến.
Trước khi xuống hầm tham quan, khách được xem phim tư liệu về địa đạo Củ Chi.
Và nghe thuyết minh viên trình bày chi tiết về thiết kế của hệ thống địa đạo.
Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường xương sống tỏa ra nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng 1 cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ, còn tầng dưới cùng cách mặt đất 8-10 m hết sức an toàn, các loại bom lớn cũng không thể với tới.
Khách xuống hầm tham quan.
Địa đạo Củ Chi dài hơn 200km nhưng hiện chỉ một số ít được mở cho du khách tham quan, với đường hầm mở rộng để dễ dàng đi lại và đèn cũng được thắp sáng.
Muốn đi lại trong hầm, phải cúi người khom lưng. Đường hầm nhỏ hẹp nên khách di chuyển khá vất vả, đổ nhiều mồ hôi.
Trong hầm có giếng nước sạch, phục vụ việc ăn uống sinh hoạt của chiến sĩ.
Sở chỉ huy đặt ngay trong lòng đất. Mô hình phòng họp Bộ Tư lệnh trong địa đạo.
Thương binh được đưa từ mặt đất xuống hầm.
Khu vực trạm xá quân y trong lòng địa đạo.
Mô hình các bác sĩ điều trị cho thương binh.
Hầm Công binh xưởng, nơi lấy thuốc nổ, mảnh bom để chế tạo các loại vũ khí.
Hệ thống thông hơi của địa đạo được ngụy trang thành các ụ mối hoặc ẩn dưới các bụi cây, giúp trong lòng đất có đủ dưỡng khí cần thiết. Trong ảnh: Một ụ mối ngụy trang của địa đạo
Đường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Thiết kế cửa hầm địa đạo kiểu nhỏ và hẹp này chỉ phù hợp với người Việt Nam. Lính Mỹ có vóc dáng cao to không thể xuống được.
Hướng dẫn viên thực nghiệm việc xuống hầm cho du khách xem.
Sau khi xuống hầm, đậy nắp, phía trên không còn dấu vết.
Trên mặt đất có rất nhiều ụ chiến đấu được ngụy trang, chỉ chừa 3 lỗ nhỏ xung quanh để chiến sĩ ta bắn lên từ bên dưới.
Ngoài ra, còn rất nhiều bãi mìn, hầm chông, hố đinh và các loại bẫy để tiêu diệt địch khi chúng tấn công vào căn cứ địa. Trong ảnh: Một mô hình hầm chông tại địa đạo
Khách tham quan nhà trưng bày vũ khí tự tạo.
Một số vũ khí tự tạo của quân dân ta.
Nơi bán trang phục du kích, khăn rằn, nón tai bèo… cho du khách.
Phía bên ngoài gian bếp nấu ăn trong địa đạo.
Bên trong bếp.
Bếp còn gọi là bếp Hoàng Cầm vì khói từ bếp được dẫn ra những lỗ thông hơi nhỏ và nhanh chóng tản ra để tránh bị địch phát hiện bỏ bom.
Sau khi tham quan địa đạo, khách ngồi nghỉ ngơi bên ngoài gian bếp, thưởng thức khoai mì và uống nước trà.
Khoai mì chấm muối vừng, món ăn trường kỳ nuôi sống quân dân Củ Chi những năm chiến tranh ác liệt.
Trong khu vực địa đạo có rất nhiều tre xanh, che chở vững chắc cho các chiến sĩ trong thời chiến. Trong ảnh: Một góc thanh bình của địa đạo Củ Chi
Thu Sương-Lệ Thu