28/11/2017 - 10:49

Cùng tìm hiểu văn hóa đón năm mới ở châu Á 

Tết Âm lịch của đảo ngọc Đài Loan

Tết Âm lịch ở Đài Loan còn có tên gọi là Tết Trung Quốc vì Đài Loan “thừa hưởng” khá nhiều tinh hoa văn hóa Trung Quốc. Ngày đầu năm được tính từ ngày mùng 1 âm lịch. Đây cũng là một dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người dân xứ Đài khi mọi người dù ở đâu cũng tranh thủ về với gia đình. Du lịch Đài Loan vào dịp Tết Âm lịch sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị, đặc biệt khung cảnh ngày Tết ở đây rất đẹp, khắp mọi nơi đều được trang trí tông màu chủ đạo là đỏ và vàng tượng trưng cho những điều may mắn.

Người Đài Loan thường ăn những món như cá, gà, màn thầu trong ngày Tết âm lịch, phần vì cách đọc của những món ăn này gần với “may mắn”, “tài lộc” và những chiếc bánh màn thầu có hình dáng tựa những thỏi vàng nên có ý nghĩa sẽ mang lại phú quý,…Ngoài ra, giống như ở nhiều nước Châu Á, người Đài Loan cũng tặng bao lì xì cho trẻ con và dành cho chúng những lời chúc tốt đẹp nhất. Đường phố Đài Loan lúc này thường rộn ràng tiếng pháo nổ tươi vui.

Tết truyền thống Seollal của Hàn Quốc

 Seollal là cách gọi dịp lễ cổ truyền của người Hàn Quốc, đây là dịp lễ quan trọng nhất trong năm, kéo dài trong ba ngày là 30, mùng 1 và mùng 2 Âm Lịch. Đối với văn hóa Hàn Quốc, Seollal không chỉ đơn thuần là thời khắc đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới mà còn là thời gian duy nhất trong năm mọi người được đoàn tụ bên gia đình, cúng bái tổ tiên. Du lịch Hàn Quốc thời gian này bạn có thể chiêm ngưỡng đất nước Kim chi với một diện mạo khác hẳn ngày thường.

Trong dịp Tết người Hàn Quốc sẽ tranh thủ diện những bộ Hanbok đẹp mắt, thực hiện các nghi thức truyền thống và quây quần, cùng thưởng thức những món ăn truyền thống ngon miệng. Người Hàn Quốc cũng rất coi trọng việc cúng bái tổ tiên. Mâm cơm cúng tổ tiên truyền thống của người Hàn Quốc thường có tới hơn 20 món ăn được chế biến cầu kì, trình bày đẹp mắt và các thành viên trong gia đình cũng phải thực hiện nghi thức đầy đủ trước bàn thờ gia tiên.

Một phong tục đón năm mới của người dân Hàn Quốc đó là vào đêm Giao Thừa, người thường thức suốt đêm để đón năm mới vì quan niệm rằng, nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy. Vì vậy, mọi thường dành đêm giao thừa để ôn lại nhiều kỉ niệm hoặc đi chùa chiền để cầu năm mới bình an.

Tết Dương lịch ở Nhật Bản

Trước đây Nhật Bản đón Tết Âm lịch nhưng sau một số thăng trầm lịch sử, Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia Đông Nam Á hiếm hoi đón tết dương lịch. Tuy nhiên, những phong tục đón tết truyền thống của họ vẫn được trân trọng giữ gìn.

Giai đoạn trước Tết, cũng giống như các gia đình Việt Nam, người Nhật dọn dẹp nhà cửa và mua sắm đồ đạc trong nhà cho năm mới. Mọi người cùng bắt tay trang trí nhà cửa đầu tiên là đặt Kadomatsu, được làm bằng ba ống tre tươi, vài cành thông được xếp theo số lẻ và những chi tiết trang trí khác, bên cạnh cửa nhà vì tin rằng Kadomatsu tượng trưng cho sức sống bất diệt của người dân Nhật Bản và sẽ đem đến những điều tốt đẹp trong năm mới.

Người Nhật rất quan tâm đến các tín ngưỡng tâm linh, họ thường treo một Shimenawa trước cửa với quan niệm Shimerawa sẽ giúp họ xua đuổi ma quỷ và chào đón những vị thần may mắn. Tùy vào cách trang trí của mỗi nhà mà Shimenawa sẽ có hình dáng khác nhau nhưng thường có màu sắc sặc sỡ, ấm cúng, tượng trưng cho những điều tốt lành, bình yên. Đối với người Nhật, năm mới là dịp hiếm hoi trong năm mà người ta quây quần cùng nhau ăn những món sushi, sashimi, bánh dày ozone, bánh kagamimochi, osechi, kobumaki thơm ngon, và cầu chúc cho nhau một năm mới an lành. Bạn có thể đi du lịch Nhật Bản những ngày đầu năm, và viếng các ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng của Nhật, cầu may mắn và bình an, hứa hẹn những trải nghiệm văn hóa tuyệt vời

 

Công ty Du lịch TransViet

Địa chỉ: 170-172 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6 Quận 3, TP. HCM

Điện thoại: (028) 7305 7939

Website: www.transviet.com.vn

Chia sẻ bài viết