27/08/2014 - 20:51

Chương trình phối hợp phải phù hợp với quy chế mới và tình hình thực tế của địa phương

(CT)- Ngày 27-8-2014, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và VKSND Tối cao tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện quy chế phối hợp. Các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện Trưởng VKSND tối cao đã chủ trì Hội nghị.

Ngay sau khi Quy chế cấp Trung ương được ban hành vào năm 2004, Ủy ban MTTQ Việt Nam và VKSND các cấp đã chủ động xây dựng Quy chế phối hợp; tích cực tổ chức, triển khai thực hiện nội dung Quy chế và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hai cơ quan đã chủ động phối hợp tốt trong công tác xây dựng pháp luật; phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân. Qua  phối hợp kiểm sát, giám sát nhà tạm giữ, trại tạm giam ở các địa phương, Ủy ban MTTQ Việt Nam và VKSND các cấp đã kiến nghị đến các cơ quan chức năng thực hiện sửa chữa, nâng cấp nhiều nhà tạm giữ, trại tạm giam, đảm bảo việc phân loại giam giữ đúng quy định pháp luật. Việc phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực giúp VKSND nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân trong thực hiện chức năng giám sát các hoạt động tư pháp, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi ngành, nâng cao hiệu lực, hiện quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, chống tham nhũng, lãng phí, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân… Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phối hợp này vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: trong một số lĩnh vực sự phối hợp giữa hai cơ quan chưa thường xuyên; Công tác giám sát việc thực hiện Luật Thi hành án hình sự, giáo dục bị án tại nhiều địa phương còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn do sự quan tâm phối hợp của lãnh đạo hai bên chưa sâu sát… Sau khi đánh giá những hạn chế và kiến nghị giải pháp tháo gỡ, lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và VKSND tối cao đã ký kết Quy chế phối hợp sửa đổi bổ sung; trong đó, 2 điểm mới đáng lưu ý là quy định về phản biện xã hội và phối hợp giải quyết ý kiến, kiến nghị của nhân dân.

C.H

Chia sẻ bài viết