10/10/2020 - 18:05

6 tác giả ở Cần Thơ có hồ sơ đăng ký xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật

(CT) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa thông báo về danh sách hồ sơ đăng ký xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật.

Có 6 tác giả ở Cần Thơ có hồ sơ đăng ký đợt này, ở 3 lĩnh vực: nhiếp ảnh, sân khấu và văn nghệ dân gian. Cụ thể, tác giả Châu Ngọc Tiếp (Bảy Triển) có 2 cụm tác phẩm ảnh: "Chào mừng Mặt trận Dân tộc Giải phóng Tây Nam Bộ” (8 ảnh, công bố/xuất bản năm 1961) và “Xưởng Quân giới Tây Nam Bộ” (14 ảnh, 1965).

Tác giả Lương Huệ Quân (Lý Wày) có 3 cụm tác phẩm ảnh: “Phụ nữ Cần Thơ chiến đấu chống giặc, bám đất giữ làng” (9 ảnh, giai đoạn 1965-1973 ); “Các đơn vị quân giải phóng đánh địch trên địa bàn tỉnh Cần Thơ” (8 ảnh, giai đoạn 1972-1974); “Giải phóng Vị Thanh” (5 ảnh, 1975).

Tác giả Trần Văn Giác (Trần Giác) với 2 cụm tác phẩm ảnh: “Ký ức nỗi đau chiến tranh” (5 ảnh, 1979) và “Dấu ấn Hội chợ Bà Ðầm Thác Lác - Cần Thơ” (7 ảnh, 1980).

Tác giả Lê Trọng Nghĩa (Trọng Nghĩa) với 2 cụm tác phẩm ảnh: “Quân tình nguyện Việt Nam đánh chiếm căn cứ Cacđamôn, tỉnh Pursat, Campuchia” (11 ảnh, 1990) và “Quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, đói nghèo và xây dựng lực lượng vũ trang nước bạn ngày càng lớn mạnh” (10 ảnh, 1990).

Lĩnh vực sân khấu có tác giả Trương Huy Hoàng với kịch bản cải lương “Nghĩa tình người lính” (công bố năm 2017).

Lĩnh vực văn nghệ dân gian có tác giả Nhâm Văn Hùng (Nhâm Hùng) với sách biên khảo “Chợ nổi Ðồng bằng sông Cửu Long” (xuất bản năm 2009) và sách biên khảo “Tìm hiểu bánh dân gian Nam Bộ” (xuất bản năm 2016).

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ công bố danh sách và tiếp nhận thông tin góp ý, kiến nghị, thời gian đến ngày 15-10-2020. Nơi tiếp nhận thông tin: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số 01 đường Ngô Văn Sở, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, email: ptccb_sovhttdl@cantho.gov.vn.

DANH SÁCH TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

Đề nghị xét tặng xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”,

“Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật

thành phố Cần Thơ năm 2021

(Kèm theo Công văn số 2857/SVHTTDL-TCPC ngày 08 tháng 10 năm 2020

của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ)

 1. Hồ sơ đăng ký xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật: không có hồ sơ đăng ký.

2. Hồ sơ đăng ký xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật:

2.1. Lĩnh vực nhiếp ảnh:

TT

Tên và mô tả về tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình

Giải thưởng của tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình

Tác giả/

đồng tác giả

Năm

công bố/ xuất bản

  1.  

Cụm tác phẩm (08 ảnh):

“Chào mừng Mặt trận Dân tộc Giải phóng Tây Nam Bộ”

Ảnh 1: Đại hội Đại biểu thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Tây Nam bộ ở xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau (tháng 5/1961) và quang cảnh buổi lễ chào mừng thành lập Mặt trận.

Ảnh 2: Đồng bào các địa phương chào mừng Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Tây Nam bộ.

Ảnh 3 và 4: Nhân sĩ, trí thức và các tôn giáo về dự lễ ra mắt Mặt trận Dân tộc Giải phóng Tây Nam bộ.

Ảnh 5: Thanh Thiếu niên dự lễ ra mắt Mặt trận Dân tộc Giải phóng.

Ảnh 6: Văn Công Cà Mau biểu diễn chào mừng Mặt trận Dân tộc Giải phóng Tây Nam bộ.

Ảnh 7: Tiết mục chào mừng của Thanh thiếu niên Cà Mau.

Ảnh 8: Ban Tuyên huấn Khu ủy tổ chức triển lãm chào mừng Mặt trận Dân tộc Giải phóng Tây Nam bộ.

 

CHÂU NGỌC TIẾP

(Bảy Triển)

 1961

  1.  

Cụm tác phẩm (14 ảnh):

 “Xưởng Quân giới Tây Nam Bộ”

1. Phục hồi Lăn-xờ-bom thời chống Pháp tại Công binh xưởng 201 (CBX 201) Cà Mau năm 1964.

2. Công nhân làm sạch võ lựu đạn sau khi đúc - tại Công binh xưởng ở Cà Mau.

3. Máy viền võ lựu đạn và thủ pháo tại Công binh xưởng 201 rừng đước Cà Mau – 1965

4. Làm sạch vỏ mìn định hướng trước khi vào thuốc nổ - 1965.

5. AHLLVT Nguyễn Trung Thành kiểm tra kỹ thuật Công binh xưởng 201.

6. Máy viền Tol làm võ đạn (Công binh xưởng 201) năm 1965.

7. Đầu đạn Phi lôi Công binh xưởng 201 sản xuất – 1965.

8. Sản xuất Trái đạn Lăn-xờ-bom (Công binh xưởng 201- QK9 năm 1965).

9. Lắp bệ phóng BB tầm sát thương rộng - phóng ra 12 trái nổ dùng đánh bộ binh - chống càng (Công binh xưởng 201 chế tạo 1965).

10. Lắp đầu trái DKB 350 loại vũ khí Công binh xưởng 201 chế tạo, có sức công phá rất mạnh hiệu quả cao trong công đồn và đánh tàu.

11. Công binh xưởng 201 chuyển Lăn – xờ - bom và DKB 350 bắn thử ở ven biển Cà Mau – 1965.

12. AHLLVT Nguyễn Trung Thành (Ba Lò Rèn - người thứ 2) dẫn đoàn xem thử vũ khí mới chế tạo ở ven biển Cà Mau – 1965

13. Trái đạn Lăn-Xờ-Bom cải tiến thành Phi-Lôi (Công binh xưởng 201 - 1965)

14. AHLLVT Nguyễn Trung Thành và Lãnh đạo Khu ủy xem triển lãm về ngành Quân giới –  năm 1965

 

CHÂU NGỌC TIẾP

(Bảy Triển)

1965

  1.  

Cụm tác phẩm (09 ảnh):

“Phụ nữ Cần Thơ chiến đấu chống giặc,

bám đất giữ làng”

 1. Má Năm Tốt ở xã Thạnh Hòa (Phụng Hiệp - Cần Thơ) tích cực vót chông tre để xây dựng xã chiến đấu chống giặc - năm 1965 (Chông che đã được ngâm bùn để chống mọt).

2. Phụ nữ ấp Bờ Xoài, xã Trường Long, huyện Châu Thành A (Cần Thơ) tham gia cắm chông xây dựng xã chiến đấu chống giặc - năm 1970.

3. Đồng chí Phạm Thị Lắm, Đội trưởng Đội nữ du kích xã Vĩnh Tường huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ - năm 1972.

4. Tình mẹ Hậu phương. Trong ảnh: Má Sáu ở Kinh Giữa, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ, trao bánh lá dừa cho bộ đội ta vào chiến dịch năm 1972.

5. Dân y huyện Phụng Hiệp (Cần Thơ) mở lớp hộ sinh năm 1963. Y sĩ Dương Thị Tuyết (áo trắng bên trái) hướng dẫn học viên thực tập.

6. Linh Phượng - diễn viên Đội văn công xung kích I - Đoàn văn công tỉnh Cần Thơ năm 1971. “Với đồng chí đồng bào: Tiếng hát, với quân thù: Tiếng súng”.

7. Nữ cán bộ Đội tuyên truyền võ trang Ban Tuyên huấn tỉnh Cần Thơ, đón bà con trên sông Búng Tàu (Phụng Hiệp) phát truyền đơn của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam năm 1969.

8.  Má Năm ở kinh Trâm Bầu, ấp Bến Ruộng, xã Vĩnh Thuận Đông - Long Mỹ (tỉnh Cần Thơ) treo cờ mừng Hiệp định Paris được ký kết - Mừng xuân năm 1973.

9. Các mẹ, các chị em ở Kinh Giữa, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ, năm 1973, may cờ chuẩn bị ngày quê hương giải phóng.

 

LƯƠNG HUỆ QUÂN (Lý Wày)

Giai đoạn

1965 - 1973 

  1.  

Cụm tác phẩm (08 ảnh):

“Các đơn vị quân giải phóng đánh địch

trên địa bàn tỉnh Cần Thơ”

1. Tiểu đoàn Tây Đô hành quân tấn công địch (Vĩnh Tường, Phụng Hiệp Cần Thơ năm 1972).

2. Tiểu đoàn Tây Đô đánh cứ điểm quân sự Mỹ - ngụy, tại Quang Phong (Phương Bình, Phụng Hiệp, Cần Thơ) ta chiếm lĩnh thiêu hủy đồn trại, pháo thủ địch bị ta bắt sống, đêm ngày 6 rạng sáng ngày 7 tháng 4 năm 1972.

3. Đại đội ba anh hùng (Tiểu đoàn 303 - Trung đoàn I) cấp tốc truy kích địch tại xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ năm 1970.

4. Khẩu đội pháo Tiểu đoàn 309 - Trung đoàn I, đánh đồn Ngã Năm trụ đá, xã Long Trị, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ, tháng 9 năm 1973.

5. 16 giờ ngày 16 tháng 5 năm 1974, Tiểu đoàn 306 - Trung đoàn I, đánh đồn Cái Sơn (thuộc xã Phương Bình, Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ), phát pháo đầu tiên bộ đội ta hô xung phong vang dội.

6. Quân ta giải quân địch đầu hàng về trại giam. (Tiểu đoàn 306 - Trung đoàn I, đánh đồn Cái Sơn).

7. Đồng chí Hai Khoa (đội trưởng) và đồng chí Nai (du kích xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Cần Thơ) - Đêm tháng 7 năm 1971 hai đồng chí đánh địch chớp nhoáng, thu 6 khẩu súng AR 15 - vượt sông về căn cứ.

8. Du kích xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, phục kích đánh địch càn quét năm 1969.

 

LƯƠNG HUỆ QUÂN (Lý Wày)

Giai đoạn 1972 - 1974 

  1.  

Cụm tác phẩm (05 ảnh):

“Giải phóng Vị Thanh”

1. Quân ta tấn công sân bay (phi trường Vị Thanh). Sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975 tiểu đoàn Quyết Thắng 1 chia nhiều cánh quân tấn công địch.

2. Quân ta đánh chiếm sân bay Vị Thanh.

3. Quân ta đánh chiếm doanh trại Trung đoàn 31 - Sư đoàn 21 của địch.

4. Quân ta tiến vào cơ quan đầu não của địch.

5. Tiểu đoàn Quyết Thắng 1, phất cao cờ chiến thắng lúc 9 giờ ngày 1 tháng 5 năm 1975.

 

LƯƠNG HUỆ QUÂN (Lý Wày)

1975  

  1.  

Cụm tác phẩm (05 ảnh):

“Ký ức nỗi đau chiến tranh”

1. Chị Nguyễn Thị Năm, ở kênh Cá Lóc, xã Long Phú, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ là nạn nhân bị bom Napal của giặc Mỹ năm 1969.

2. Nén nỗi đau, chị Năm và các nạn nhân bình thảng chăm sóc con bên Trảng Xê (hầm trú ẩn) sau trận bom Napal năm 1969.

3. Nhân dân Cần Thơ biểu tình đòi chánh quyền Mỹ - Ngụy bồi thường 116 giáo dân bị sát hại trong trận ném bom vào Nhà thờ Ông Hào ngày 08/6/1965, xã Trường Long, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ.

4. Mẹ con chị Nguyễn Thị Ba, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ bị bom Napal sát hại ngày 18/8/1970.

5. Các tượng Phật chùa Mốp bị bom Mỹ tàn phá năm 1966 tại Cái Sơn, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ.

 

TRẦN VĂN GIÁC (Trần Giác)

 1979

  1.  

Cụm tác phẩm (07 ảnh):

“Dấu ấn Hội chợ Bà Đầm Thác Lác – Cần Thơ”

  1. Gian hàng Công Nông, một trong 20 gian hàng tham gia Hội chợ Triển lãm Kỷ niệm Ngày  Độc lập (2/9/1945 - 2/9/1949) trên khu đất đang mang dấu tích trận càn quét của quân đội Pháp ở Bà Đầm Thác Lác, xã Trường Xuân, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ năm 1949.
  2. Đội hình đồng diễn, trước khi khai mạc Lễ Kỷ niệm Ngày Độc lập (2/9/1945-2/9/1949) ở Hội chợ Bà Đầm Thác Lác, tại xã Trường Xuân, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ năm 1949.
  3. Nhân dân từ thành thị đến nông thôn ở các nơi tham quan Hội chợ Triển lãm Kỷ niệm Ngày Độc lập (2/9/1945 - 2/9/1949) tại Bà Đầm Thác Lác, xã Trường Xuân, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ năm 1949.
  4. Gian hàng Ty Thông tin Cần Thơ: trưng bày hiện vật, hình ảnh thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945 và kháng chiến chống Pháp của quân dân Cần Thơ và là Văn phòng của Ban Tổ chức Hội chợ Triển lãm Kỷ niệm Ngày Độc lập (2/9/1945-2/9/1949), tại Bà Đầm Thác Lác, xã Trường Xuân, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ năm 1949.
  5. Thao diễn vũ trang của Liên Trung đoàn 122 - 123 Cần Thơ - Sóc Trăng trong Lễ khai mạc Hội chợ Triển lãm Kỷ niệm Ngày Độc lập (2/9/1945 - 2/9/1949) tại Bà Đầm Thác Lác, xã Trường Xuân, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ  năm 1949.
  6. Gian hàng Y tế: y, bác sĩ, cán bộ và nhân viên phục vụ tại gian hàng ở Hội chợ Triển lãm Bà Đầm Thác Lác, xã Trường Xuân, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ năm 1949.
  7. Quang cảnh nhân dân các nơi tham quan những thành tựu trong tăng gia sản xuất, những hình ảnh “nhân dân nuôi quân đánh giặc” tại các gian hàng trong Hội chợ Triển lãm ở Bà Đầm Thác Lác, xã Trường Xuân, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ  năm 1949.

 

TRẦN VĂN GIÁC (Trần Giác)

1980

  1.  

Cụm tác phẩm (11 ảnh):

“Quân tình nguyện Việt Nam đánh chiếm căn cứ Cacđamôn, tỉnh Pursat, Campuchia”

1. Tháng 2/1985 tại căn cứ "Năm Nhà", qua thảo luận với các đơn vị đ/c Trung tướng Trần Văn Nghiêm, Tư lệnh Quân khu 9 hạ quyết tâm và kế hoạch tấn công vào căn cứ Cacđamôn.

2. Sau đó tại căn cứ "Năm Nhà", đ/c Đại tướng Lê Đức Anh, Tư lệnh mặt trận 719 (Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia) chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch của Bộ Tư lệnh tiền phương Quân khu 9.

3. Các tổ trinh sát của Sư đoàn 339 thuộc Mặt trận 979 đến các điểm cao và luồn sâu vào lòng địch nắm tình hình báo cáo về Sở Chỉ huy chiến dịch.

4. Nhân dân Campuchia chỉ điểm nơi ở của Pôn pốt cho quân tình nguyện Việt Nam.

5. Các đơn vị nhanh chóng tiếp cận trận địa.

6. Đơn vị Trung đoàn 6 Pháo binh Quân khu 9 đã chi viện kịp thời bắn cấp tập, chính xác vào đội hình gây cho địch nhiều thương vong đẩy chúng về phía sau.

7. Bộ binh và xe tăng của ta giằng co đánh chiếm điểm cao Đèo Khỉ, đẩy lùi địch về phía sau.

8. Đơn vị Binh địch vận tiến lên phía trước dùng loa có công suất cao kêu gọi quân địch bỏ súng đầu hàng.

9. Sau 2 ngày anh dũng chiến đấu, bộ đội ta làm chủ hoàn toàn căn cứ Cácđamôn, thu nhiều vũ khí và đạn dược.

10. Cán bộ và chiến sĩ đến tham quan khẩu pháo 37mm ta vừa chiếm được của địch.

11. Đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân uỷ Trung ương đến thăm, chúc mừng Bộ Tư lệnh Quân khu 9 và các đơn vị LLVT Quân khu vừa lập chiến công năm 1989.

 

LÊ TRỌNG NGHĨA

(Trọng Nghĩa)

1990

  1.  

Cụm tác phẩm (10 ảnh):

“Quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, đói nghèo và xây dựng lực lượng vũ trang nước bạn ngày càng lớn mạnh”

1. Trung đoàn Pháo binh 6 phối hợp chi viện cho Sư đoàn Bộ binh 8 Quân khu 9 đánh chiếm cứ điểm Lục Sơn, huyện Campongtrach, tỉnh Kam Pốt, Campuchia vào sáng ngày 06/01/1979.

2. Sau đó, đơn vị Sư đoàn Bộ binh 8 phối hợp đơn vị bạn đánh chiếm cứ điểm núi Lục Sơn, huyện Cam Pong Trach, tỉnh Kam Pốt, Campuchia ngày 06/01/1979.

3. Sư đoàn Bộ binh 4 Quân khu 9 Quân tình nguyện Việt Nam đưa bà con Campuchia bị quân Pôn Pốt lùa vào rừng sâu về nhà để trị bệnh và cứu đói.

4. Năm 1980, Trung đoàn 3, Sư đoàn Bộ binh 8 quân tình nguyện Việt Nam hỗ trợ lương thực cứu đói cho nhân dân tỉnh KoKong, Campuchia.

5. Trung đoàn 3, Sư đoàn Bộ binh 8, quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ nhân dân tỉnh Kam Pốt sản xuất lương thực để giải quyết nạn đói.

6. Trung đoàn xe Tăng - Thiết giáp 416 quân tình nguyện Việt Nam huấn luyện đơn vị xe tăng bạn tác chiến trên sa bàn.

7. Chuyên gia quân sự quân tình nguyện Việt Nam huấn luyện cho nhiều đơn vị bạn ngắm và bắn súng (tháng 04/1981)

8. Quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế giúp bạn Campuchia lên đường về nước. (Trong ảnh: Các đơn vị Quân khu 9 quân tình nguyện Việt Nam đi qua Đài Độc lập, thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia về nước năm 1989).

9. Đông đảo người dân Campuchia lưu luyến tiễn đưa cán bộ, chiến sĩ Quân khu 9 quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế lên đường về nước.

10. Quân và Dân tỉnh Cần Thơ đến sân vận động chào đón quân tình nguyện Việt Nam về nước. (Trong ảnh: Đồng chí Trung tướng Nguyễn Đệ, Tư lệnh Quân khu 9, gắn Huân chương lên Quân kỳ Quyết thắng cho các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ về nước tại sân vận động tỉnh Cần Thơ).

 

LÊ TRỌNG NGHĨA

(Trọng Nghĩa)

1990

 

 

 

2.2. Lĩnh vực sân khấu:

TT

Tên và mô tả về tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình

Giải thưởng của tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình

Tác giả/

đồng tác giả

Năm

công bố/ xuất bản

  1.  

Kịch bản cải lương

“Nghĩa tình người lính”

Thời lượng: 90 phút.

Nội dung tóm tắt: Dù thời chiến hay thời bình, người lính vẫn một dạ sắt son, một lòng kiên định vượt qua mọi khó khăn cùng bao cám dỗ vây quanh và luôn thể hiện nghĩa tình keo sơn đồng đội.

Đạt Giải C, Giải thưởng văn học nghệ thuật năm 2016 do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tặng

TRƯƠNG HUY HOÀNG

01/2017

2.3. Lĩnh vực văn nghệ dân gian:

TT

Tên và mô tả về tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình

Giải thưởng của tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình

Tác giả/

đồng tác giả

Năm

công bố/ xuất bản

  1.  

Sách:

“Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long”

 

NHÂM VĂN HÙNG

(Nhâm Hùng)

2009

  1.  

Sách:

“Tìm hiểu bánh dân gian Nam Bộ”

 

NHÂM VĂN HÙNG

(Nhâm Hùng)

2016

PV

Chia sẻ bài viết