Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang bùng nổ, trong đó Shopee là một trong những nền tảng phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích về hoạt động kinh doanh thì người bán hàng cũng nên tuân thủ các vấn đề về thuế. Gần đây, vấn đề truy thu thuế Shopee đang thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Tình hình thực tế về truy thu thuế Shopee
Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, việc kinh doanh bán lẻ hàng hóa trên mọi hình thức phải nộp thuế giá trị gia tăng 1%, thu nhập cá nhân 0,5% trên tổng doanh thu từ 100 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, nhiều người bán sai lầm khi nghĩ rằng chỉ bán trên các sàn như Shopee mà không có cửa hàng thì không cần nộp thuế. Điều này đã dẫn đến việc họ không tuân thủ nghĩa vụ thuế và chỉ khi nhận được thông báo truy thu thuế Shopee từ cơ quan thuế thì mới bắt đầu lo lắng và hoang mang.
Việc không nộp thuế sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bán hàng
Đồng thời, theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính Phủ, yêu cầu người bán trên sàn thương mại điện tử tuân thủ nghĩa vụ thuế và chủ sàn phải hỗ trợ cơ quan nhà nước trong việc điều tra hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, hầu hết người bán không nộp thuế là do người mua hàng online thường không yêu cầu xuất hóa đơn. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân kinh doanh cho rằng cơ quan thuế không có thông tin về doanh thu của họ, do đó không thực hiện kê khai và nộp thuế.
Các quy định về truy thu thuế tại Shopee
Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử có thể hoạt động hợp pháp dưới các loại hình kinh doanh như công ty, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Theo từng loại hình kinh doanh này, người bán sẽ chịu trách nhiệm và hưởng quyền lợi tương ứng, dựa trên thông tin sau đây:
Đối với công ty
- Để thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh để nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty phải đăng ký thuế và được cấp mã số thuế trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh trên Shopee. Hơn nữa, đối tượng chịu và nộp thuế chính là công ty
- Lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp được quy định theo mức vốn đăng ký kinh doanh từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/năm
- Thuế GTGT áp dụng sẽ là 5% - 10% tùy thuộc vào loại mặt hàng kinh doanh, trong khi thuế TNDN sẽ là 20% của doanh thu trừ đi các chi phí hợp lệ. Khi phát sinh thuế GTGT và TNDN, công ty sẽ phải nộp thuế mà không có ngưỡng tối thiểu.
- Công ty sẽ thực hiện kê khai định kỳ thuế theo hình thức tháng/quý. Đồng thời, việc xuất hóa đơn là bắt buộc.
- Theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, vi phạm thuế sẽ bị phạt hành chính. Cụ thể, chậm đăng ký thuế có mức phạt từ 1 triệu - 10 triệu đồng, chậm khai thuế thì phạt từ 2 triệu - 25 triệu đồng, khai sai thông tin dẫn đến thiếu thuế bị phạt 20% số tiền thuế thiếu và trốn thuế sẽ bị phạt từ 1 - 3 lần số thuế trốn
Đối với hộ kinh doanh
- Phải hoàn tất thủ tục đăng ký hộ kinh doanh để hoạt động hợp pháp.
- Để thực hiện đăng ký thuế khi hoạt động kinh doanh thì, cần có mã số thuế cá nhân kinh doanh. Đối tượng chịu và nộp thuế trong trường hợp này là chủ hộ hoặc đại diện hộ kinh doanh.
- Đối với lệ phí môn bài thì hộ kinh doanh phải nộp theo mức thuế thu nhập cá nhân của năm trước liền kề, trong khoảng từ 300.000 - 1.000.000 đồng/năm.
- Tùy theo loại hình hoạt động, hộ kinh doanh sẽ phải nộp các loại thuế như phân phối và bán hàng hóa thì áp dụng thuế GTGT với mức 1% và TNCN với mức 0.5%. Còn với sản xuất, gia công và chế biến sản phẩm thì thuế GTGT với mức 3% và thuế TNCN với 1.5%.
- Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dưới 100 triệu đồng sẽ được miễn nộp thuế GTGT và TNCN.
- Các khoản phạt hành chính phổ biến áp dụng cho hộ kinh doanh theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP gồm: đăng ký thuế chậm, phạt từ 500.000 - 5 triệu đồng, khai thuế chậm sẽ phạt từ 1 triệu - 12.5 triệu đồng, khai sai dẫn đến thiếu thuế phạt 20% số tiền thuế và trốn thuế thì từ 1 - 3 lần số thuế trốn.
Đối với cá nhân kinh doanh
- Theo quy định, cá nhân kinh doanh có thể không cần đăng ký kinh doanh. Đồng thời, để đăng ký thuế thì cá nhân cần đăng ký mã số thuế cá nhân kinh doanh
- Cá nhân là đối tượng chịu trách nhiệm và có nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp này.
- Các lệ phí môn bài, thuế áp dụng cũng áp dụng cho cá nhân kinh doanh tương tự như hộ kinh doanh. Việc nộp thuế và hình phạt khi không tuân thủ quy định về nộp thuế cũng tương tự cho loại đối tượng này.
Người bán hàng trên các sàn thương mại điện tử cần nắm vững quy định về truy thu thuế
Phải làm gì khi bị truy thu thuế bán hàng online?
Trường hợp không chấp hành việc truy thu thuế Shopee, người nộp thuế sẽ phải chịu các biện pháp xử phạt hành chính thuế theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Hơn nữa, nếu khi cơ quan thuế triệu tập bạn để tiến hành truy thu thuế Shopee, The Smile khuyên bạn nên tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sau đây, để tiếp tục kinh doanh một cách yên tâm và tránh các rủi ro về thuế trong tương lai:
- Hoàn tất đăng ký hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp
- Thực hiện kê khai và nộp thuế đúng thời hạn quy định
Nếu bạn không rõ về các thủ tục hoặc phương thức kê khai thuế, dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể và xử lý kê khai thuế tại The Smile sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn. The Smile sẽ hỗ trợ bạn trong việc hoàn thành các thủ tục này một cách chuyên nghiệp và đảm bảo tuân thủ đúng quy định.
Việc truy thu thuế là một vấn đề mà nhiều người bán hàng online có thể gặp phải
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về việc truy thu thuế Shopee và các vấn đề quan trọng liên quan. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về quy định truy thu thuế trên các nền tảng thương mại điện tử.
Thông tin liên hệ The Smile:
- Điện thoại: 1900 8888 72
- Zalo: 0918 020 040
- Website: thesmile.vn
Văn phòng:
- LP-03.16 tòa Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, phường 22, Bình Thạnh, TPHCM
- 27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, TPHCM
- 106/19B Lưu Chí Hiếu, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM