26/11/2018 - 18:16

Longform: Ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

Các nhà khoa học cảnh báo rằng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chìm và đất đang sụt lún khoảng 2,5 cm mỗi năm, lượng phù sa cũng giảm nghiêm trọng. Cùng với đó là nước biển dâng 3mm/năm. Sự báo động, mối đe dọa có tính sống còn đối với khu vực và người dân ĐBSCL đã hiện hữu. Chung sức ứng phó trước tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) để phát triển bền vững ĐBSCL đang trở nên cấp bách.

Longform: Ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

Longform: Ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

 

  Longform: Ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

ĐBSCL nằm ở hạ lưu sông Mekong, ĐBSCL nơi chiếm 54% sản lượng lúa, 70% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 37% sản lượng trái cây và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Mặc dù có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia nhưng vùng đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Tác động của BĐKH làm cho tình trạng xâm nhập mặn, sạt lở, ngập… tại ĐBSCL đang trở nên nghiêm trọng hơn, đe dọ sinh kế của người dân và sự phát triển bền vững của vùng. Bộ NN&PTNT cũng nêu thực trạng sạt lở đang đe dọa nghiêm trọng sự phát triển bền vững của vùng ĐBSCL, vùng hiện có 562 điểm sạt lở, với tổng chiều dài trên 786 km.

Cụ thể là tình trạng sạt lở bờ sông diễn ra dọc theo sông Tiền và sông Hậu, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và các nhánh chính của hệ thống kênh, rạch, với mức độ gia tăng cả về phạm vi và mức độ nghiêm trọng. Hiện nay có 513 điểm sạt lở với tổng chiều dài 520km; điển hình như: Bờ sông Tiền, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp); bờ sông Vàm Nao, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới (An Giang); bờ sông Bò Ót, phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt (Cần Thơ); bờ sông Cổ Chiên, xã Đại Phước, huyện Càng Long (Trà Vinh); kênh Xáng Mái Dầm, huyện Châu Thành (Hậu Giang)…

  Longform: Ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

Từ năm 2010 đến nay, sạt lở bờ biển tại ĐBSCL diễn biến rất phức tạp và có xu thế tăng, tốc độ xói đã vượt tốc độ bồi làm diện tích khu vực Đồng bằng giảm khoảng 300ha/năm, chủ yếu khu vực bờ biển thuộc tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Thống kê chưa đầy đủ của ngành chức năng, vùng hiện có 49 điểm sạt lở bờ biển, với tổng chiều dài 266km, trong đó: 40 khu vực thường xuyên bị xói lở, với tốc độ xói lở từ 10 – 45 m/năm, đặc biệt là trong những năm gần đây như: Gò Công Đông (Tiền Giang); Ba Tri, Bình Đại (Bến Tre); Nhà Mát, Gành Hào (Bạc Liêu); bờ biển Đông thuộc huyên Ngọc Hiển, bờ biển Tây thuộc huyện Trần Văn Thời, Năm Căn (Cà Mau); An Minh, An Biên (Kiên Giang). 9 khu vực xói, bồi xen kẽ theo mùa. Ngoài ra, ĐBSCL cũng có 22 khu vực thường xuyên bị bồi lắng với tốc độ bồi lắng từ 3 – 10 m/năm.

Longform: Ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

 

 

Theo Tổng cục Phòng chống Thiên tai, từ đầu năm 2018 đến nay, lũ đã gây thiệt hại cho vùng ĐBSCL hơn 1.548 ha lúa; gây sạt lở, vỡ bờ bao ở Tam Nông- Đồng Tháp và TP Long Xuyên (An Giang)... và một số địa phương như Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre cũng hứng chịu nhiều thiệt hại do triều cường. Đặc biệt, trong những ngày gần đây do ảnh hưởng từ lũ đầu nguồn kết hợp với kỳ triều cường, mực nước cao nhất đo được tại Mỹ Thuận là 2,07m, Cần Thơ 2,23m,... đều vượt số liệu lịch sử 40 năm qua (từ 1977-2017) gây ngập cho nhiều vùng tại các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long.

Một số tổ chức quốc tế cũng dự báo về diễn biến trong 30-50 năm và 100 năm tới, một phần của ĐBSCL sẽ bị chìm trong nước biển. Các chuyên gia cho rằng, thiên tai là không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta có thể ngặn nó trở thành thảm họa. PGS TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện BĐKH- Trường Đại học Cần Thơ, cho biết trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của BĐKH, tình trạng sạt lở đất bờ sông, xói lở bờ biển gia tăng ở khu vực ĐBSCL. Hiện tượng nắng, mưa thất thường và một số nguyên nhân khác làm cho tình trạng sạt lở trở thành vấn đề thời sự nóng đối với khu vực này.

Longform: Ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

Longform: Ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

  Longform: Ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

Theo kịch bản BĐKH do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016 cho thấy, khu vực ĐBSCL sẽ ngập chìm từ 19% - 39% nếu mực nước biển dâng thêm 1m và làm tăng khả năng gây xói lở bờ biển, vùng cửa sông ven biển, suy thoái rừng ngập mặn ven biển. Các kịch bản BĐKH đều cho thấy lượng mưa có xu thế gia tăng về mùa mưa, giảm về mùa khô. Qua đó đã làm tăng lưu tốc dòng chảy về mùa lũ và tạo ra chênh lệch mực nước lớn hơn trước đây giữa mùa lũ và mùa kiệt cũng là những tác động làm gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông. Việc khai thác nước ngầm quá mức gần đây đã gây ra hiện tượng lún, sụt đất trên diện rộng. Tuy nhiên, chưa có đánh giá tổng hợp, khoa học cả về tình hình, nguyên nhân từ đó đề ra giải pháp đồng bộ để đưa ra lộ trình phòng chống phù hợp. Hiện nay, việc xử lý sạt lở còn mang tính tạm thời, bị động.

Các chuyên gia trong và ngoài nước đều cho rằng, ĐBSCL thiếu chiến lược và chính sách căn cơ cho toàn vùng, thiếu tính kết nối giữa phát triển nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp hóa, đô thị hóa, khó rút lao động khỏi nông nghiệp. Một điểm đáng lo ngại nữa các mô hình đô thị ĐBSCL đều không kèm theo sức sống kinh tế, chủ yếu vẫn là các trung tâm hành chính, chưa thực sự trở thành các trung tâm về khoa học công nghệ, kiến thức và tài chính của vùng. 

Vấn đề khác là không gian kinh tế vùng bị chia cắt, nhiều cụm ngành kinh tế và sản phẩm chủ lực vùng mà các tỉnh có lợi thế chưa được liên kết tốt. Việc phân cấp ra quyết định về đầu tư công đã giúp cho các địa phương phát huy tính chủ động sáng tạo, nhưng cũng góp phần tạo ra sự cạnh tranh giữa các tỉnh, thành phố tại ĐBSCL, dẫn đến các quyết định đầu tư không đạt được tối ưu và dễ phá vỡ qui hoạch vùng

Longform: Ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

Thêm vào đó, hệ thống thủy lợi ở ĐBSCL vẫn tập trung chủ yếu phục vụ sản xuất lúa gạo, chưa đảm bảo cho phát triển các sản phẩm có giá trị cao thích ứng với BĐKH như cây trồng cạn và đặc biệt là thủy sản. Việc phục hồi và phát triển rừng ngập mặn của các vùng ven biển, đặc biệt là bán đảo Cà Mau gặp nhiều khó khăn do chưa thực sự hài hòa, gắn với sinh kế của các hộ nuôi trồng thủy sản tại đây, hay như mô hình tôm rừng, tôm lúa đã phát triển với quy mô lớn nhưng vẫn chưa có các quy hoạch cụ thể và đầu tư cơ sở hạ tầng đi kèm phù hợp. Mặc dù quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị và bền vững đã được triển khai tích cực trong thời gian qua tại nhiều địa phương, nhưng các mô hình nông nghiệp giá trị cao và bền vững mới môi trường, thích ứng với BĐKH vẫn còn chưa thực sự phổ biến.

Tháng 9-2017, tại Hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH diễn ra ở TP Cần Thơ, Bộ NN&PTNT có báo cáo đề xuất Chính phủ nhiều giải pháp quan trọng cho vùng. Cụ thể, Bộ NN&PTNT đề xuất kinh phí 2.500 tỉ đồng cho các dự án cấp bách (10 điểm bờ sông 1.200 tỉ đồng và 8 điểm bờ biển 1.300 tỉ đồng) để tăng khả năng chống chịu cho ĐBSCL. Giai đoạn 2018-2030, Bộ cũng đề xuất kinh phí dự kiến khoảng 34.000 tỉ đồng cho các chương trình, dự án bố trí, sắp xếp lại dân cư vùng ven sông, kênh, rạch, ven biển kết hợp phòng chống lũ, xây dựng nông thôn mới; phòng chống sạt lở bờ sông, xói lở vùng ven biển gắn với củng cố nâng cấp hệ thống đê biển, trồng rừng ngập mặn thích ứng BĐKH kết hợp quản lý tổng hợp vùng ven biển; quan trắc diễn biến xói bồi sông, kênh, rạch, bờ biển, thủy hải, văn; thúc đẩy hình thành hệ sinh thái mới thích ứng với BĐKH; sử dụng vật liệu nạo vét sông, kênh, rạch phục vụ việc san lấp, đắp đê, làm nền đường giao thông,… Theo các nhà khoa học, các giải pháp công trình không thể giải quyết triệt để vấn đề mà ĐBSCL đang hứng chịu mà cần kết hợp với giải pháp phi công trình và cần lộ trình để thực hiện.   

Longform: Ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

Triều cường làm vỡ một đoạn đê ở Cồn Khương (Cần Thơ) hồi tháng 10-2018, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Longform: Ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

  Longform: Ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, ĐBSCL là một trong những khu vực chịu nhiều tác động tiêu cực nhất của BĐKH. Do vậy, việc lựa chọn giải pháp phù hợp phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển phụ thuộc vào điều kiện địa chất, địa hình, mực nước, tốc độ dòng chảy và tình trạng sạt lở của từng khu vực; đồng thời cần có những nghiên cứu khảo sát cụ thể. Cần rà soát, công bố các kịch bản BĐKH chi tiết đến cấp xã, tăng cường công tác dự báo khí tượng thủy văn; phân bổ kinh phí, triển khai xây dựng nhiều công trình, mô hình... cùng với các giải pháp phi công trình như trồng rừng ngập mặn ven biển nhằm bảo vệ hệ thống đê, kè ven biển tạo sinh kế cho người dân địa phương...  

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP (ngày 17/11/2017) về việc phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH. Đây là Nghị quyết được ban hành sau “Hội nghị Diên Hồng” vào tháng 9-2017 và cũng là chính sách đòn bẩy giúp ĐBSCL định vị lại quá trình phát triển. Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện BĐKH- Đại học Cần Thơ, lâu nay nhiều người cứ nghĩ, khu vực ĐBSCL sẽ khống chế được sạt lở, BĐKH,... bằng những công trình kè sông, biển nhưng giải pháp này không thuận theo tự nhiên, dẫn đến tình trạng sạt lở vẫn không thuyên giảm. Do vậy, Chính phủ ban hành Nghị quyết 120 mang tính đột phá về tư duy chiến lược cho khu vực ĐBSCL và thể hiện rõ tính liên kết giữa các địa phương, các Bộ, ngành để ứng phó BĐKH, tài nguyên. Điểm nổi bật của Nghị quyết này là chọn giải pháp không hối tiếc, nghĩa là không làm những công trình quá lớn, để trường hợp không phát huy được hiệu quả thì mình khắc phục, sửa chữa được, đặc biệt là những công trình này thuận thiên, nương theo nó để phát triển. 

Longform: Ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

Triều cường gây ngập trên nhiều tuyến đường nội ô TP Cần Thơ tháng 10-2018.

Để ứng phó với BĐKH, các nhà khoa học cùng khuyến cáo, các địa phương ở ĐBSCL phải xây dựng một bản đồ dự báo chung cho toàn vùng, đánh dấu các điểm đen sạt lở lên bản đồ đó giống như điểm đen giao thông đường bộ. Về lâu dài, các địa phương cần rà soát lại quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, các ngành lĩnh vực, đặc biệt là quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn, tái cơ cấu phát triển ngành gắn với ứng phó BĐKH, nước biển dâng. Hiện nay, các địa phương vùng ĐBSCL đều có kịch bản ứng phó với  BĐKH và nước biển dâng, đồng thời đang cụ thể Kế hoạch để thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ.

Ứng phó với những thách thức đa chiều và phức tạp của BĐKH, TP Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch hành động số 84/KH-UBND ngày 9/5/2018, trong đó xác định rõ mục tiêu, phương hướng, gắn với phân công nhiệm vụ cho các bên có liên quan cùng phối hợp thực hiện trên quan điểm “thuận thiên”. Cụ thể là từng bước điều chỉnh mô hình tăng trưởng kinh tế đồng bộ cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả. Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các quy hoạch hiện có, xây dựng các quy hoạch mới liên quan, trong đó có cả quy hoạch phát trển kinh tế - xã hội, xây dựng, đô thị, thủy lợi, sản xuất nông nghiệp, ổn định dân cư… trên cơ sở tích hợp các yếu tố BĐKH. Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban ngành, địa phương và các bộ, ban ngành Trung ương trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH, phòng tránh thiên tai, sạt lở. Chương trình tăng trưởng xanh, Kế hoạch Thỏa thuận Paris về BĐKH và các chương trình, kế hoạch, dự án liên quan đến BĐKH cũng đã ban hành…

Longform: Ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND, về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH trên địa bàn tỉnh. Mục  tiêu của kế hoạch là tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội; hệ thống đô thị hiện đại được xây dựng và phân bố hợp lý tại các huyện, thị, thành phố; giao thông đường bộ, đường thủy phát triển đồng bộ, kết nối trong tỉnh, liên tỉnh và đảm bảo kết hợp hài hòa, thống nhất, bổ trợ với hệ thống thủy lợi, đê điều; xây dựng nông thôn mới thích ứng với BĐKH, bảo vệ môi trường;...

Ông Lê Văn Hiểu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, năm 2015 hầu hết các nơi trong tỉnh đều bị mặn xâm nhập, năm 2016 do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino, mặn xâm nhập sớm và tiến sâu vào nội đồng. Thời gian xâm nhập mặn kéo dài hơn làm thiệt hại hơn 31.560 ha lúa, hoa màu, mía, cây ăn trái, thủy sản của người dân trong tỉnh. Các năm 2016-2017, do ảnh hưởng các cơn bão, lốc xoáy, mưa giông... ước tổng thiệt hại hơn 1.100 tỉ đồng. Ngoài ra, do ảnh hưởng của BĐKH trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 7.114m bờ sông, bờ biển ở các huyện Kế Sách, Long Phú, TX Vĩnh Châu,... bị sạt lở, gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng. 

Để ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan, tăng khả năng chống chịu trước BĐKH, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai trồng mới, phục hồi rừng ngập mặn nhằm thích ứng với BĐKH; xây dựng hệ thống cống ngăn mặn và kênh trục thủy lợi tạo nguồn trữ ngọt các địa bàn xung yếu; đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái, nâng cao sinh kế, thích ứng với BĐKH ở vùng Cù Lao Dung. Cập nhập, hoàn thiện kịch bản BĐKH và nước biển dâng tỉnh Sóc Trăng đến năm 2100 theo kịch bản do Bộ TN&MT công bố làm cơ sở bổ sung, cập nhật chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Còn tỉnh Hậu Giang, những năm gần đây, ảnh hưởng từ BĐKH đã gây ra hàng chục vụ sạt lở đất bờ sông rất nghiêm trọng ở các huyện Châu Thành, Châu Thành A, TX. Ngã Bảy,... Tỉnh phải công bố thiên tai cấp độ 1 năm 2017. Để chủ động ứng phó với BĐKH, tỉnh đã triển khai công trình đê bao Long Mỹ- Vị Thanh giai đoạn 1 với chiều dài trên 30km; Trung ương đã hỗ trợ Hậu Giang triển khai xây dựng hệ thống cống ngăn mặn với tổng mức đầu tư gần 300 tỉ đồng. Đến thời điểm này hệ thống các cống ngăn mặn đã được xây dựng cơ bản hoàn thành đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Longform: Ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

Lãnh đạo các địa phương ĐBSCL cũng khẳng định cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, nhất là về hạ tầng giao thông, cống ngăn mặn,... để chủ động điều tiết nguồn nước. Bên cạnh đó, nước mặn cũng là một tài nguyên để khai thác nguồn lợi thủy hải sản. Đồng thời cần cân nhắc lại một số công trình, dự án không thuận theo tự nhiên.

Longform: Ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

THỰC HIỆN: GIA BẢO – QUÁCH HÙNG - LÊ HOÀNG - NHẬT HÀO

Chia sẻ bài viết