14/08/2023 - 16:06

Các chế độ đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Các chế độ đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

* Các chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe

- Thực hiện các chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:

+ Đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm rút ngắn 2 giờ.

+ Phép năm khởi điểm 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

* Chế độ tiền lương:

Theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP, mức lương thấp nhất của chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

*Các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH):

-Chế độ ốm đau: Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên, thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

-Chế độ hưu trí:

NLĐ khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

NLĐ quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1, Điều 2, Luật BHXH; trừ trường hợp người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; các tổ chức: chính trị, chính trị - xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, xã hội - nghề nghiệp, xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2, Điều 169 của Bộ luật Lao động, cụ thể: Tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

+ Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3, Điều 169 của Bộ luật Lao động và đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH  ban hành hoặc đủ 15 năm làm việc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn gồm thời gian làm việc nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 1-1-2021.

+ NLĐ có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của NLĐ quy định tại khoản 2, Điều 169 của Bộ luật Lao động và đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.

+ Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao…

Còn tiếp

Tại các công trình xây dựng, lực lượng công nhân luôn nêu cao ý thức đảm bảo an toàn lao động. 

 

    

 

Chia sẻ bài viết