31/12/2021 - 15:00

Xây dựng nền nông nghiệp Xanh - Minh bạch - Trách nhiệm

Trong tình huống bất định, nhất là “cơn sóng thứ 4” của đại dịch COVID-19, nông nghiệp dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, gián đoạn chuỗi cung ứng sản xuất và tiêu thụ, do giãn cách xã hội, nhưng “tam nông” vẫn tăng trưởng vững chắc. Đã đến lúc định vị lại sứ mạng của ngành nông nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế quốc gia. Xung quanh câu chuyện vai trò “trụ đỡ”, nền tảng về bức tranh mới của ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan đã dành cho Cần Thơ Online  cuộc trò chuyện cuối năm.

Xây dựng nền nông nghiệp Xanh - Minh bạch - Trách nhiệm

 

Năm 2021, đánh giá một năm tăng trưởng đầy ngoạn mục của ngành nông nghiệp. Kết quả đó là những nỗ lực của nhà nông, các địa phương và cả cộng đồng doanh nghiệp, sự chỉ đạo, vào cuộc sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó là sự phối hợp nhịp nhàng của Bộ NN&PTNT, các Bộ, ngành và địa phương trong “nối” lại chuỗi cung ứng, sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ nông sản. Dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế, nhưng nông nghiệp đã khẳng định vị thế của mình. Có thể nói, đánh giá một ngành kinh tế, một doanh nghiệp không nên chỉ dựa vào tỷ trọng đóng góp, mà cần dựa vào sức lan tỏa, tác động của nó trong toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội.

* Thưa Bộ trưởng, sức lan tỏa và tác động của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc gia, theo ông đó là gì?

- Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Ngày nay người ta hướng đến khái niệm “tăng trưởng bao trùm”, nhấn mạnh việc đảm bảo những lợi ích hay cơ hội kinh tế tạo ra từ quá trình tăng trưởng được chia sẻ một cách bình đẳng cho tất cả các thành viên trong xã hội. Điều đó nói lên, nếu một ngành kinh tế mang lại sinh kế và thu nhập cho càng nhiều người sẽ mang lại tính bền vững. Ngược lại, tăng trưởng chỉ mang lại cho một nhóm nhỏ người sẽ xuất hiện những tâm trạng xã hội, sẽ có người cho rằng mình bị bỏ rơi trên con đường phát triển. Sự tăng trưởng và đóng góp của khu vực nông nghiệp có thể không lớn bằng các khu vực khác trong GDP quốc gia, nhưng đó là sinh kế và thu nhập của hàng chục triệu hộ nông dân.

Xây dựng nền nông nghiệp Xanh - Minh bạch - Trách nhiệm

* Có thể thấy, trong làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 này, nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế quốc gia, dù đối mặt với nhiều biến động. Vậy, điểm lại bức tranh tăng trưởng của ngành nông nghiệp 2021, điểm nổi bật nhất là gì, thưa Bộ trưởng?

- Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Nông nghiệp một lần nữa được xem là “trụ đỡ” khi nền kinh tế rơi vào khó khăn. Năm 2021, ước tăng trưởng toàn ngành đạt 2,8%; đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 48,6 tỉ USD, vượt xa chỉ tiêu 42,5 tỉ USD mà Chính phủ đặt ra. Trong điều kiện giãn cách xã hội, tuy có lúc chuỗi cung ứng nông sản bị đứt gãy, nhưng lương thực thực phẩm thiết yếu cho hàng chục triệu người dân ở các đô thị và trung tâm công nghiệp lớn vẫn được đảm bảo. Nhiều mô hình chuyển đổi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu gia tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích minh chứng cho những sáng kiến của các nhà khoa học cộng hưởng với sự sáng tạo của người nông dân. Mối liên kết giữa nông dân sản xuất và doanh nghiệp nhiều nơi là điểm sáng tiến tới chuỗi giá trị ngành hàng.

Nói chung, “tư duy kinh tế nông nghiệp” dần được định hình thay cho “tư duy sản xuất nông nghiệp”, mục tiêu tăng trưởng dựa trên tích hợp đa giá trị thay cho tăng trưởng dựa trên sản lượng đơn ngành.

Xây dựng nền nông nghiệp Xanh - Minh bạch - Trách nhiệm

Xây dựng nền nông nghiệp Xanh - Minh bạch - Trách nhiệm

Sản phẩm cá tra có đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu năm 2021

Xây dựng nền nông nghiệp Xanh - Minh bạch - Trách nhiệm

 

Trong 2 năm ứng phó với dịch COVID-19, ngành nông nghiệp đã có nhũng cú lội ngược dòng ngoạn mục để đạt tăng trưởng dương, trở thành trụ đỡ vững chắc cho nền kinh tế. Nông sản Việt với sự đóng góp năng động của doanh nghiệp, nhà nông và sự trợ lực từ các chính sách quản lý vĩ mô đã đưa nông sản có mặt ở hầu hết các châu lục. Song, sản xuất nông nghiệp hiện nay không đơn thuần là gia tăng sản lượng, năng suất, mà câu chuyện phía sau đó là giá trị, thu nhập, chia sẻ phúc lợi cho tất cả các bên. Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thay đổi rất lớn, tâm lý tiêu dùng cũng đang thay đổi nhanh chóng, không còn là ăn ngon nữa mà ăn bổ, ăn có giá trị. Những thay đổi trong các giao dịch thương mại toàn cầu trong đại dịch cũng đòi hỏi tư duy mới để phát triển nền nông nghiệp bền vững hơn trong tương lai.

* Thưa Bộ trưởng, để nắm bắt các cơ hội thay đổi tư duy và định vị nền nông nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, thì cần tạo lập hệ sinh thái như thế nào cho nông nghiệp?

- Nông nghiệp đang đứng trước cơ hội lớn khi thị trường thế giới được mở rộng nhờ các hiệp định thương mại song phương, đa phương. Tuy nhiên, nông nghiệp cũng đối mặt với nhiều thách thức lớn từ khách quan cho đến từ trong nội tại nhiều năm. Nông nghiệp có đặc thù là nhiều người, nhiều nhóm người, nhiều tổ chức tham gia, từ nông dân cho đến doanh nghiệp, từ cơ quan quản lý chuyên ngành cho đến chuyên gia, nhà khoa học. Tất cả hình thành một hệ sinh thái nông nghiệp. Để vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội, nông nghiệp cần đến hệ sinh thái. “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”. Tất cả thành viên trong hệ sinh thái cùng ngồi lại với lại, cùng nhau khởi tạo ý tưởng, cùng nhau lập kế hoạch hành động tập thể.

Xây dựng nền nông nghiệp Xanh - Minh bạch - Trách nhiệm

* Thưa Bộ trưởng, dịch COVID-19 buộc tất cả các quốc gia, các ngành nghề đều phải định vị lại vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu. Vậy, tư duy mới để làm nền một nền nông nghiệp xanh, an toàn, giá trị cao và thể hiện trách nhiệm xã hội cần bắt đầu ra sao?

- Một nền nông nghiệp xanh, một hệ thống lương thực, thực phẩm “Minh bạch - Trách nhiệm - Xã hội” là yêu cầu khách quan, một xu thế thời đại, là những cam kết của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế. Nền nông nghiệp sinh thái cũng đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong Nghị quyết của Quốc hội, Chương trình hành động của Chính phủ. Chúng ta cũng bắt đầu hành trình thay đổi tư duy phát triển nông nghiệp trong năm 2021 và bước đầu đã thay đổi nhận thức của nông dân, doanh nghiệp và xã hội. Những mục tiêu “Xanh”, “Minh bạch - Trách nhiệm - Bền vững” đã được cụ thể hóa vào Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xây dựng nền nông nghiệp Xanh - Minh bạch - Trách nhiệm

Cùng vời sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, nông dân cũng góp sức trở thành thành lũy “tam nông”, góp sức đưa bức tranh nông thôn Việt Nam thay đổi từng ngày. Không còn đặt nặng tư duy sản lượng để đảm bảo an ninh lương thực nữa, mà ngành nông nghiệp đã xây dựng chính sách phát triển và dành nguồn lực đầu tư cho “tam nông” nhiều hơn. Dù tỷ trọng nông nghiệp giảm mỗi năm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế, nhưng nông nghiệp, nông thôn, nông dân ngày nay đã mạnh dạn, tự tin nắm bắt các cơ hội hội nhập và sẵn sàng thay đổi để thích ứng.

* Có ý kiến cho rằng, vai trò của ngành nông nghiệp trong tương lai không chỉ là trụ đỡ cho nền kinh tế, mà cần phải là động lực cốt lõi, là sức mạnh của quốc gia. Nhưng để có nền nông nghiệp giá trị cần nguồn lực đầu tư rất lớn. Vậy giải pháp của Bộ NN&PTNT để giải quyết thách thức này là gì, thưa Bộ trưởng?

- Từ vai trò “trụ đỡ” sẽ tiến đến vai trò là “thước đo sự bền vững quốc gia”, ngành Nông nghiệp cần phải thay đổi một cách đồng bộ, từ nhận thức, cách tiếp cận, kế hoạch hành động. Trong điều kiện nguồn lực đầu tư công có hạn, chúng tôi sẽ tăng cường xã hội hóa, hợp tác công - tư, kết hợp hài hòa sức mạnh “Nhà nước - Thị trường - Xã hội”. Đồng thời chúng tôi sẽ nghiên cứu trình Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái…

Xây dựng nền nông nghiệp Xanh - Minh bạch - Trách nhiệm

* Thưa Bộ trưởng, thời điểm này, doanh nghiệp cần thức tỉnh ra sao để góp sức tạo ra nền nông nghiệp giá trị?

- Doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt thị trường trong tiến trình cơ cấu lại nền nông nghiệp. Xu thế thị trường đã thay đổi nhanh chóng, ngoài yêu cầu về chất lượng còn phải truy xuất được nguồn gốc, quy trình sản xuất không làm tổn thương môi trường, tác động đến biến đổi khí hậu gây ra hiệu ứng nhà kính. Do đó doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nông nghiệp cần thể hiện trách nhiệm xã hội, ngoài lợi nhuận, doanh nghiệp còn đem lại thịnh vượng cho đất nước thông qua đóng góp cho tăng trưởng ngành nông nghiệp và thu nhập của hàng chục triệu hộ nông dân.

Xây dựng nền nông nghiệp Xanh - Minh bạch - Trách nhiệm

Nhiều mô hình nông nghiệp an toàn, liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp đã hình thành.

 

* Bộ NN&PTNT đang xây dựng “Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030” trình Chính phủ. Thưa Bộ trưởng, trong quá khứ, Đảng và Nhà nước đã tiến hành cải cách nông nghiệp rất thành công theo Khoán 10, Chỉ thị 100. Như vậy, động lực để triển khai chiến luộc phát triển giai đoạn này là gì, thưa Bộ trưởng?

- Động lực đó là Nghị quyết Đảng đã xác định “Nông nghiệp sinh thái - Nông thôn hiện đại - Nông dân văn  minh”. Động lực đó là nguy cơ tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đã có chiều hướng giảm dần. Động lực đó là hàng triệu người rời bỏ làng quê đến các đô thị, khu công nghiệp để rồi chỉ một cơn đại dịch COVID-19 lại rồng rắn trở về nông thôn. Động lực đó là tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển nông nghiệp ngày càng suy giảm trong khi đất nước đang tiến đến số dân 100 triệu người.

Việt Nam đặt ra mục tiêu năm 2030 trở thanh nước phát triển trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Với mục tiêu đó, nông nghiệp cũng phải cải cách mạnh mẽ để thực sự là thước đo mức độ bền vững của quốc gia.

* Để hiện đại hóa nông thôn, khơi gợi sức sáng tạo của người nông dân, xây dựng nông thôn trở thành nơi đáng sống, để ly nông nhưng không ly hương trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì bài toán cho nông thôn hiện nay là gì, thưa Bộ trưởng?

- Cần thay đổi cách nghĩ khu vực nông thôn chỉ làm nông, và cũng thay đổi cách nghĩ mục tiêu duy nhất của làm nông là tạo ra số lượng nông sản cao nhất. Thu nhập của người dân nông thôn không chỉ từ nghề nông mà cả những nghề phi nông nghiệp khác. Để người dân “ly nông nhưng không ly hương” kinh tế nông thôn phải được định vị đúng vai trò và đầu tư thỏa đáng trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nền nông nghiệp Xanh - Minh bạch - Trách nhiệm

Xây dựng nền nông nghiệp Xanh - Minh bạch - Trách nhiệm

 

GIA BẢO thực hiện nội dung - Trình bày: THU HÀ

 

Chia sẻ bài viết