17/08/2024 - 11:05

Hảo ngọt - Tác hại khôn lường với bệnh nhân đái tháo đường

Hảo ngọt - Tác hại khôn lường với bệnh nhân đái tháo đường

Đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong nhóm các bệnh mạn tính không lây, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.

Mặc dù đái tháo đường ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, tính mạng người bệnh và gánh nặng chi phí cho xã hội, tuy nhiên, cộng đồng còn hạn chế hiểu biết về bệnh lý này. Các nghiên cứu cho thấy, phân nửa trường hợp mắc bệnh trước đó không biết bản thân đã bệnh. Việc điều trị đòi hỏi nhiều giải pháp kết hợp, vừa tuân thủ chế độ uống thuốc, ăn uống, và sinh hoạt, vận động lành mạnh.

Bác Bảy Nam (73 tuổi, ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) có tiền sử mắc đái tháo đường hơn 10 năm qua. Hằng tháng, bác Nam đều đặn đến bệnh viện tái khám và nhận thuốc về uống, không bỏ sót cử nào. Song, bác Bảy Nam lại rất mê bánh kẹo, không chịu kiêng cử đồ ăn béo, ngọt. Bác cho biết bản thân mình cũng ý thức được tác hại của việc ăn nhiều đồ ngọt làm tăng cao lượng đường trong máu nhưng kiêng khem không được.

Hảo ngọt - Tác hại khôn lường với bệnh nhân đái tháo đường

Người cao tuổi cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc, nhất là đối với bệnh nhân đái tháo đường. Ảnh: T.S

BS CKII Lưu Ngọc Trân, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ lý giải về nguyên nhân người bệnh đái tháo đường thích ăn ngọt: “Có khoảng 90-95% bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, do cơ chế đề kháng insulin và thiếu hụt insulin”. Theo đó, giai đoạn đầu do đề kháng insulin, khi đó các tế bào trong cơ thể không đáp ứng hiệu quả với tác động của insulin mà nhiệm vụ của insulin là tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển đường từ trong máu vào các tế bào cần nó. Nơi đó, đường được đốt cháy để tạo ra năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Khi insulin bị thiếu hoặc hoạt động không hiệu quả, quá trình chuyển hóa này không diễn ra và các tế bào bị đói vì không có năng lượng. Tình trạng đói kéo dài dẫn đến phản ứng tự nhiên đối với cơn đói là tìm kiếm carbohydrate, là nguồn cung cấp đường cho cơ thể. Đó là lý do sâu xa khiến người bệnh đái tháo đường thích ăn ngọt. Ngoài ra, còn do những người vốn có sở thích ăn đồ ngọt mặc dù bản thân mắc bệnh.

Hảo ngọt - Tác hại khôn lường với bệnh nhân đái tháo đường

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, lượng đường tối đa hằng ngày có thể dùng là 30gram đối với người trưởng thành, tương đương với 7 muỗng cà phê mỗi ngày. Lượng đường này cũng có trong tất cả các loại thực phẩm ăn như trái cây, nước ép trái cây, rau, các sản phẩm từ sữa, chocolate, bánh quy, các loại nước sốt, các bữa ăn chế biến sẵn,… Do đó khi chế biến thức ăn, nước uống nên tính toán lượng đường tránh để dư thừa, hạn chế các hệ lụy.

Hảo ngọt - Tác hại khôn lường với bệnh nhân đái tháo đường

Theo BS CKII Lưu Ngọc Trân, người bệnh đái tháo đường nên tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời, thay đổi lối sống thụ động. Bệnh nhân cần thiết được bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn tiết chế dành cho người bệnh đái tháo đường.

Với chế độ ăn hằng ngày, bệnh nhân vẫn có thể dùng các loại thực phẩm ngọt nhưng cần theo hướng dẫn của bác sĩ về số lượng vừa đủ, đảm bảo nhu cầu năng lượng cho cơ thể hoạt động mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh đái tháo đường dùng thường xuyên thực phẩm chứa nhiều đường sẽ vượt nhu cầu năng lượng trong ngày, khiến đường huyết tăng cao. Các loại thuốc đang dùng không đủ để kiểm soát đường huyết.

Ngoài ra, thường xuyên ăn chất béo, ngọt khiến bệnh nhân dễ bị thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc các biến chứng cấp của bệnh đái tháo đường như hôn mê do nhiễm toan ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu và các biến chứng mạn như bệnh tim, đột quỵ, suy thận mạn, giảm thị lực hay mù lòa, loét bàn chân do đái tháo đường,… Ngoài ra, dùng quá nhiều đường cũng hại đến sức khỏe răng miệng.

Hảo ngọt - Tác hại khôn lường với bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có rất nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khoẻ bệnh nhân. Ảnh: T.S

Hảo ngọt - Tác hại khôn lường với bệnh nhân đái tháo đường

Chia sẻ bài viết