02/03/2022 - 11:19

[MEGASTORY] Đẹp mãi tấm lòng người thầy thuốc

Trong 2 năm đương đầu với đại dịch COVID-19, đội ngũ thầy thuốc của TP Cần Thơ đã không quản ngày đêm xông pha vào nơi nguy hiểm. Không chỉ với trách nhiệm của người thầy thuốc là chữa bệnh cứu người, họ còn là người thân, người bạn của các bệnh nhân, giúp bệnh nhân vượt qua nỗi đau bệnh tật, chia sẻ những mất mát. Tấm lòng cao cả của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế mãi đẹp trong lòng người dân.

[MEGASTORY] Đẹp mãi tấm lòng người thầy thuốc

Năm 2021 là năm đặc biệt khó khăn đối với ngành y tế, dịch bệnh bùng phát và lan nhanh, đội ngũ thiếu, cơ sở vật chất còn hạn chế; thiếu kinh nghiệm… Nhưng với tinh thần quyết tâm đương đầu khó khăn, sáng tạo để khắc phục hạn chế, đội ngũ y tế cùng các lực lượng chức năng khác đã chủ động các phương án kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.

[MEGASTORY] Đẹp mãi tấm lòng người thầy thuốc

Cùng với đó là sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố. Thành ủy đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 do Bí thư Thành ủy làm Trưởng ban. UBND thành phố thành lập Sở Chủ huy và Cơ quan trường trực Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 TP Cần Thơ; thành lập các Tổ giúp việc cho UBND thành phố và Ban Chỉ đạo. Các biện pháp phòng, chống dịch được triển khai quyết liệt, nghiêm túc và thần tốc khoanh vùng, truy vết cộng đồng khi có ca bệnh. Việc thực hiện giãn cách xã hội đã giúp hạn chế dịch bệnh lây lan.

UBND thành phố đã chủ động mời Tổ chuyên gia Bộ Y tế đến hỗ trợ thành phố trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố. Tổ công tác 3625 của Bộ Y tế đã xem xét và đánh gia thực trạng, đề xuất các giải pháp triển khai phòng, chống dịch tại cộng đồng, khu công nghiệp; xét nghiệm, điều trị, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đánh giá nguy cơ và đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vaccine.  

[MEGASTORY] Đẹp mãi tấm lòng người thầy thuốc

Một cuộc họp Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 trong tháng 8-2021, với sự tham gia của Tổ Y tế 3625 - Bộ Y tế.

Từ ngày 8-7-2021, thành phố liên tục ghi nhận số ca mắc trong cộng đồng, số F0 tăng nhanh. Trong suốt hơn 2 tháng giãn cách xã hội, đến cuối tháng 9-2021, thành phố từng bước khống chế dịch bệnh và dần chuyển sang trạng thái bình thường mới.

[MEGASTORY] Đẹp mãi tấm lòng người thầy thuốc

Trong các tháng cao điểm căng sức phòng, chống dịch, công tác điều trị được tập trung. Công tác điều trị F0 được chia 3 tầng, với 3.140 giường bệnh. Tầng 1 do bệnh viện dã chiến thu dung điều trị; trạm y tế quản lý và điều trị F0 tại nhà. Tầng 2 tiếp nhận bệnh nhân thuộc mức độ nguy cơ, F0 đang điều trị tại nhà có diễn biến vượt khả năng chuyên môn của trạm y tế. Tầng 3 điều trị bệnh nhân mức độ nặng, nguy kịch, chuyên khoa, có bệnh lý cấp cứu kèm theo.

[MEGASTORY] Đẹp mãi tấm lòng người thầy thuốc

Thống kê của ngành y tế, từ đầu năm 2021 đến ngày 20-2-2022, TP Cần Thơ đã ghi nhận 53.767 trường hợp mắc COVID-19 (các trường hợp có kết quả PCR dương tính); đã điều trị khỏi 52.629 F0; tử vong 868 ca. Hiện đang cách ly, điều trị tại nhà 360 F0; đang điều trị tại cơ sở y tế 127 F0.

Trong cuộc chiến với COVID-19, lực lượng y tế cơ sở khá vất vả, do đội ngũ mỏng, năng lực, trang thiết bị hạn chế. Dù vậy, với quyết tâm cùng thành phố đẩy lùi dịch bệnh, họ đã nỗ lực vượt lên tất cả những khó khăn, thách thức để hoàn thành sứ mạng cứu người.

Nhớ lại những ngày tháng căng thẳng của năm 2021, BS Đoàn Anh Tuân, Trưởng trạm Y tế phường Phước Thới, quận Ô Môn, kể: “Trạm có 7 người, quản lý gần 30.000 dân. Khi dịch COVID-19 bùng phát, có ngày chúng tôi quản lý hơn 600 F0 tại nhà. Rồi còn làm công tác truy vết, tiêm ngừa, thực hiện các chương trình y tế quốc gia... Công việc quá tải, cán bộ, nhân viên y tế không ra trực, làm việc xuyên suốt từ thứ hai đến chủ nhật”. Không có ngày nghỉ, bám trụ 24/7 tại đơn vị trong điều kiện khó khăn nhưng họ động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ. 

[MEGASTORY] Đẹp mãi tấm lòng người thầy thuốc

Bên cạnh tích cực điều trị, để giảm số ca mắc, các chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 được triển khai “thần tốc”, huy động lực lượng y tế công, tư cùng tham gia tiêm chủng. Nhờ vậy tỷ lệ bao phủ vaccine tăng nhanh chóng. Đến ngày 20-2-2022, tổng số liều vaccine đã tiêm là 2.612.846 liều; tỷ lệ số mũi đã tiêm/được phân bổ đạt 98,9%. Trong đó, từ 12-17 tuổi tiêm đủ liều chiếm 89,8%; từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ liều chiếm 97,28%. 

[MEGASTORY] Đẹp mãi tấm lòng người thầy thuốc

[MEGASTORY] Đẹp mãi tấm lòng người thầy thuốc

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ và Quyết định 4800/QĐ-BYT ngày 12-10-2021 của Bộ Y tế, các địa phương cả nước chuyển qua trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. TP Cần Thơ với vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế của vùng nên tiếp nhận số lượng lớn người dân các tỉnh, thành khác đến làm việc, học tập, khám chữa bệnh… Do đó, nguy cơ dịch xâm nhập địa bàn rất lớn, ngành Y tế bắt đầu hành trình mới với nhiều nhiệm vụ mới, nhằm đảm bảo vai trò y tế tuyến cuối của vùng ĐBSCL.

[MEGASTORY] Đẹp mãi tấm lòng người thầy thuốc

Bí thư Thành ủy Cần Thơ - Lê Quang Mạnh thăm hỏi, động viên lực lượng y tế và kiểm tra công tác điều trị F0 tại Trạm Y tế phường Thới Thạnh.

Hiện tại, dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố được khống chế, số ca mắc giảm mạnh so với năm 2021. Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo ngành Y tế, cùng các sở, ngành chức năng thực hiện nghiêm Nghị quyết 128 của Chính phủ; linh hoạt áp dụng các biện pháp hành chính phù hợp theo cấp độ dịch của từng xã, phường, thị trấn. Thực hiện hiệu quả nguyên tắc 5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân. Chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong mọi tình huống.

[MEGASTORY] Đẹp mãi tấm lòng người thầy thuốc

Bí thư Thành ủy Cần Thơ - Lê Quang Mạnh thăm hỏi, động viên lực lượng y tế và kiểm tra công tác điều trị F0 tại Trạm Y tế phường Phước Thới.

Chuyển trạng thái bình thường mới, nhiệm vụ của y tế cơ sở và y tế dự phòng trở nên quan trọng hơn. BS Đoàn Anh Tuân, Trưởng Trạm Y tế phường Phước Thới, quận Ô Môn, cho biết: Đến nay, ca COVID-19 giảm, các lực lượng hỗ trợ y tế cơ sở đã rút đi. Hiện nay, Trạm Y tế khôi phục hoàn thành việc khám chữa bệnh BHYT cho người dân; tiêm ngừa bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai; quản lý, thực hiện 8 chương trình y tế quốc gia: lao, HIV, an toàn thực phẩm...

Theo BS Đoàn Anh Tuân, trạm đồng thời còn quản lý F0 điều trị tại nhà, quản lý F1 cách ly tại nhà; tiếp tục công tác lấy mẫu, cấp thuốc, tư vấn, điều trị F0 tại nhà; cấp cứu tại nhà; tiêm ngừa phòng COVID-19 cố định vào sáng thứ 3 và sáng thứ 6 hằng tuần. “So với trước khi có dịch COVID-19 thì công việc tăng, người giảm. Tuy nhiên, so với đợt dịch bùng phát thì công việc giảm nhiều, anh em ở trạm cố gắng hoàn thành” - BS Tuân nói.

[MEGASTORY] Đẹp mãi tấm lòng người thầy thuốc

Theo dõi sức khỏe công nhân sau tiêm vaccine phòng COVID-19.

Với vai trò là bệnh viên nhi tuyến cuối của vùng, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ đã tích cực tham gia công tác điều trị bệnh nhân COVID-19. BS Ông Huy Thanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, nói: "Trước đây, BV điều trị bệnh nhi mắc COVID-19. Cao điểm có ngày 500 ca F0. BV sử dụng 4 tầng để điều trị bệnh nhi. Đến nay, BV điều trị gần 2.300 ca F0, trong đó 1.300 bệnh nhi, còn lại người nhà. Hiện nay, BV chỉ còn điều trị hơn 10 bệnh nhi".

Theo BS Ông Huy Thanh, giai đoạn bình thường mới, mọi hoạt động khám chữa bệnh trở lại bình thường, BV không test SARS-CoV-2 cho bệnh nhi và thân nhân khám ngoại trú, chỉ test với trường hợp nhập viện. Người nhà nuôi bệnh, nếu đã tiêm đủ 3 mũi vaccine hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng thì không cần test. Sắp xếp lại các khu vực điều trị nội trú đảm bảo công tác KCB các bệnh thông thường một các an toàn và hiệu quả.

[MEGASTORY] Đẹp mãi tấm lòng người thầy thuốc

Còn ở Trung tâm Hồi sức tích cực quốc gia điều trị COVID-19 đặt tại BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ, lực lượng y tế được phân công đảm trách nơi đây vẫn ngày đêm bám trụ, sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp. BS Lê Hoàng Phúc, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho hay: Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận điều trị 1.089 trường hợp bệnh nhân COVID-19 nặng thuộc tầng 3. Số bệnh nhân khỏi bệnh ra viện và chuyển tầng là 719 trường hợp, chiếm tỷ lệ 66,02%. Hiện tại, số lượng bệnh nhân đang điều trị tại đây là 38 trường hợp.

Theo BS Lê Hoàng Phúc, dù tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP Cần Thơ trong những ngày qua có xu hướng hạ nhiệt, nhưng tình hình chung cả nước vẫn còn rất phức tạp, bệnh viện luôn chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất, thuốc men, nguồn nhân lực đáp ứng với tình hình dịch bệnh theo từng giai đoạn.

Có thể nói, trong 2 năm qua, công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố dù nhiều khó khăn, nhưng đến thời điểm này, dịch bệnh được khống chế, có sự góp sức rất lớn của ngành y tế.

[MEGASTORY] Đẹp mãi tấm lòng người thầy thuốc

[MEGASTORY] Đẹp mãi tấm lòng người thầy thuốc

Theo Bác sĩ Phạm Phú Trường Giang, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế TP Cần Thơ, cụ thể là ngành Y tế tiếp tục tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, hướng tới mục tiêu tạo miễn dịch cộng đồng, bảo vệ người dân, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc diễn biến nặng, tử vong do COVID-19. Chuẩn bị xây dựng kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi.

Thực hiện xét nghiệm COVID-19 trong tình hình mới, tập trung vào những đối tượng nguy cơ cao; nâng cao năng lực giám sát, cảnh báo dịch, xử lý ổ dịch và hạn chế lây lan; giám sát lưu hành và sự xuất hiện các biến chủng mới của SARS-CoV-2.

Tiếp theo là chủ động phát hiện, cập nhật danh sách quản lý F0 cách ly, điều trị tại nhà và rà soát quản lý người thuộc nhóm nguy cơ cao; huy động mọi nguồn lực tham gia công tác quản lý và chăm sóc F0 tại nhà.

Thực hiện điều trị F0 tại các cơ sở y tế theo tháp 3 tầng; tập trung vào tầng 2, 3. Mục tiêu mỗi quận, huyện đều có cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ, trung bình thuộc tầng 1, tầng 2. Bên cạnh đó nâng cao năng lực thu dung, điều trị của các cơ sở y tế. Mỗi bệnh viện tuyến thành phố đều có bố trí khu vực riêng để thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 thuộc tầng 2, 3 theo năng lực chuyên môn và theo phân tầng điều trị của Sở Y tế. Đồng thời quan tâm điều trị các biến chứng hậu COVID-19.

Bên cạnh đó, tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân theo hình thức đa phương tiện nhằm truyền tải thông điệp phù hợp, dễ hiểu, dễ thực hiện cho từng nhóm đối tượng.

Cuối cùng là nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát, dự báo dịch; huy động sự tham gia của hệ thống y tế tư nhân vào công tác phòng, chống dịch.

[MEGASTORY] Đẹp mãi tấm lòng người thầy thuốc

Nội dung: HUỆ HOA

Ảnh: H. HOA - T. SƯƠNG - T.HÀ

Thiết kế - Trình bày: GIA BẢO

Chia sẻ bài viết