Kết quả tìm kiếm cho "hàng hóa nông sản ĐBSCL"
Kết quả 41 - 50 trong khoảng 57
Cập Nhật 05-09-2007
Từ lâu, nhiều doanh nghiệp của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuất khẩu hàng hóa nông, thủy sản, thủ công mỹ nghệ... vào thị trường Liên minh châu Âu (EU). Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn và không ít đơn vị đã bị vướng mắc bởi các rào cản. Làm gì, để hàng hóa của ĐBSCL xuất khẩu thành công vào thị trường to lớn EU?
Cập Nhật 05-12-2008
Trong khuôn khổ Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam, ngày 4-12-2008 đã diễn ra “Hội thảo sản xuất và tiêu thụ lúa gạo bền vững vùng ĐBSCL” do Sở NN&PTNT TP Cần Thơ phối hợp với Cục Trồng trọt (Bộ NN & PTNT) tổ chức. Tại hội thảo, các nhà quản lý, nhà chuyên môn đã đặt ra yêu cầu cơ cấu lại nền sản xuất lúa tại ĐBSCL theo hướng gắn kết với nhu cầu của thị trường để phát triển bền vững.
Cập Nhật 01-10-2009
Theo thống kê của Cục Trồng trọt về tình hình sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2009, sản lượng lúa toàn vùng tăng 10.000 tấn (đạt trên 20,63 triệu tấn lúa hàng hóa), với năng suất bình quân 5,38 tấn/ha (tăng 0,37 tấn/ha so với vụ đông xuân năm trước). Việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa được tăng cường, có sự thống nhất về cơ cấu từng vụ lúa với Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Tuy nhiên, các chuyên gia đầu ngành cho rằng, giải pháp về tiêu thụ lúa hàng hóa được chủ động hơn năm 2008 nhưng giá thu mua tối thiểu (giá bảo hiểm) và giá thị trường còn nhiều bất cập, lợi nhuận cho người trồng lúa chưa được tính đủ. Vấn đề này cần giải quyết rốt ráo nhằm đảm bảo thắng lợi vụ đông xuân 2009-2010 sắp bắt đầu.
Cập Nhật 09-01-2011
Nông dân và các làng nghề đặc sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ráo riết chuẩn bị hàng hóa cho Tết Nguyên đán 2011. Dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết nhưng sức mua, giá cả nhiều mặt hàng đặc sản đã tăng. Các làng nghề đang chạy “nước rút” để kịp đáp ứng các đơn đặt hàng.
Cập Nhật 03-04-2011
Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 2-2-2000 của Thủ tướng Chính phủ Về kinh tế trang trại (KTTT), ở ĐBSCL những mô hình trang trại hiệu quả xuất hiện ngày càng nhiều. Các trang trại không chỉ mở mang diện tích trồng trọt, chăn nuôi; tăng thêm nguồn nông sản hàng hóa trên thị trường mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển ồ ạt, những năm gần đây, KTTT ở ĐBSCL, đang có xu hướng chựng lại do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Cập Nhật 13-07-2014
Trong hành trình tham gia chuỗi phiên chợ "Hàng Việt về nông thôn"do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp cùng các địa phương tổ chức, phần lớn cơ sở làng nghề và doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh ĐBSCL đã có những bước tiến rõ nét từ việc quảng bá hình ảnh sản phẩm đến cách tiếp cận thị trường. Từ đó, nhiều DN và cơ sở đặc sản làng nghề đã xây dựng thành công thương hiệu, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng nông thôn.
Cập Nhật 11-04-2016
Trong những năm qua, ngành vận tải thủy trong vùng đã vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn, nhiều chủng loại. Đặc biệt là vận chuyển và tiêu thụ nhiều loại nông sản, vật tư phục vụ sản xuất và vật liệu xây dựng chiếm tỷ lệ lớn bằng đường thủy nội địa. Hoạt động vận chuyển container, hàng nhập khẩu từ các vùng miền khác trong nước đến vùng ĐBSCL và quá cảnh đi Campuchia và một số nước khác trong khu vực cũng rất nhộn nhịp thời gian qua.
Cập Nhật 18-05-2017
Tham gia Phiên chợ Xanh- Tử tế với tiêu chí an toàn và chất lượng, nên các mặt hàng nông đặc sản của nhiều nông gia, hợp tác xã (HTX) ở ĐBSCL được người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh tin dùng. Đây là cơ hội giúp người dân trồng nông sản "sạch" giải quyết bài toán tiêu thụ ổn định và nâng cao thu nhập.
Cập Nhật 04-01-2017
ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, có thế mạnh lớn trong sản xuất lúa gạo so của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm qua, giống lúa sử dụng không đạt phẩm cấp còn cao. Nhiều nơi, nông dân vẫn giữ thói quen lấy lúa thịt để làm giống. Một số giống lúa sử dụng qua nhiều năm đã trở nên thoái hóa, lẫn tạp, nhiễm sâu bệnh nặng, năng suất thấp, chất lượng gạo không đạt. Lẽ đó, việc nâng cao chất lượng hạt giống, hình thành mạng lưới cung cấp giống lúa chất lượng, đáp ứng nhu cầu sản xuất cần có sự tham gia tích cực của các nhà khoa học, các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh giống lúa.
Cập Nhật 28-08-2018
Theo đánh giá của các nhà khoa học, ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL đang đối mặt với hàng loạt thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.