Kết quả tìm kiếm cho "Giải pháp công nghệ"
Kết quả 41 - 50 trong khoảng 161
Cập Nhật 22-08-2008
TP Cần Thơ đang triển khai Chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC)- một trong hai chương trình trọng điểm để thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp thành phố đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Các nhà khoa học cho rằng, đây là giải pháp để giải quyết vấn đề nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, tăng hiệu quả trên diện tích canh tác; đồng thời thể hiện vai trò của thành phố trung tâm để cung cấp dịch vụ NNCNC cho toàn vùng ĐBSCL.
Cập Nhật 11-09-2008
Việt Nam hiện đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, nhưng hạt gạo Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu cụ thể ở thị trường nước ngoài. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cho rằng: “Tăng cường đầu tư công nghệ để tăng năng suất lúa, trong đó coi đầu tư công nghệ cho khâu chọn giống có ý nghĩa quan trọng và quyết định năng suất, phẩm chất hạt gạo”. Với mục tiêu xây dựng “Cánh đồng một giống”, các nhà khoa học vào cuộc để nghiên cứu giống tốt, doanh nghiệp cùng chung tay với nông dân và nhà nước tiêu thụ lúa một cách đồng bộ sẽ là giải pháp hữu hiệu để hạt gạo Việt Nam có thương hiệu.
Cập Nhật 30-06-2009
Là nghề truyền thống hàng trăm năm qua, nhưng dệt lụa Tân Châu ngày một xuống cấp do nhiều nguyên nhân: không có thị trường, thiếu nguyên liệu, hàng Trung Quốc giá rẻ lấn sân và việc xây dựng thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức. Các nghệ nhân trong nghề cho rằng, nếu không có giải pháp giữ “lửa” cho nghề truyền thống này, lãnh Mỹ A vang bóng một thời của Tân Châu sẽ dần rơi vào mai một...
Cập Nhật 21-11-2010
Công nghiệp phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy các ngành công nghiệp kỹ thuật, công nghệ cao phát triển. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp phụ trợ ở TP Cần Thơ hiện tại vẫn “hụt hơi”, các sản phẩm công nghiệp phụ trợ đơn điệu và chủ yếu tập trung ở những doanh nghiệp (DN) dân doanh. Trong khi đó, TP Cần Thơ đang phấn đấu trở thành thành phố công nghiệp vào năm 2020. Nhiều nhận định cho rằng, nếu công nghiệp phụ trợ Cần Thơ không phát triển, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao sẽ khó phát triển. Đây thực sự là thách thức cần phải có ngay các giải pháp...
Cập Nhật 26-09-2012
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, công nghệ thông tin (CNTT) được xem là "vũ khí lợi hại" để quản lý doanh nghiệp (DN). Trong thời điểm kinh tế khó khăn và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, ứng dụng CNTT trong việc điều hành là một trong những giải pháp nâng cao tính cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận cho các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ...
Cập Nhật 10-03-2014
Thời gian qua, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa khiến lượng bùn thải từ kênh rạch, khu dân cư, nhà máy xử lý nước thải ngày càng nhiều. Vấn đề làm gì để giải quyết nguồn chất thải này một cách triệt để và mang lại lợi ích thiết thực cho nền kinh tế được lãnh đạo thành phố Cần Thơ và nhà khoa học lưu tâm. Từ Đề tài nghiên cứu “Sử dụng bùn cống thải sản xuất phân hữu cơ tại TP Cần Thơ” do PGS.TS Bùi Thị Nga, Bộ môn Khoa học Môi trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Trường Đại học Cần Thơ) làm chủ nhiệm đã đưa ra những giải pháp cơ bản giải quyết những yêu cầu nêu trên.
Cập Nhật 22-06-2016
Yêu cầu phát triển bền vững vùng ĐBSCL trong điều kiện mới đang đặt ra cho các cơ quan quản lý, nhà khoa học những nhiệm vụ khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều ngành khoa học và công nghệ trong và ngoài nước. Mới đây, tại TP Cần Thơ diễn ra hội thảo "Các giải pháp công nghệ phù hợp cho việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước, năng lượng và đất đai cho khu vực ĐBSCL". Các chuyên gia, các cơ quan quản lý trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận, đề xuất các chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, quản lý và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường vùng ĐBSCL.
Cập Nhật 08-06-2017
Thời gian qua, ngành điện cùng các ngành hữu quan TP Cần Thơ đồng loạt triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp ở các ngành chế biến thực phẩm, thủy hải sản Qua đó, thúc đẩy các doanh nghiệp từng bước cải tạo thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất để tiết giảm điện năng tiêu thụ, góp phần giảm chi phí sản xuất, gia tăng năng suất và sức cạnh tranh thị trường.
Cập Nhật 18-08-2017
(CT)- Chiều 18-8, Nhóm Diễn đàn đối thoại về Phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp (HLPDAB) tổ chức Hội thảo về công nghệ sinh học nông nghiệp trong thời kỳ kỷ nguyên số. Hội thảo tiếp tục làm việc trong ngày 19-8.
Cập Nhật 02-05-2019
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019 - 2021”.
Tag: Ứng dụng CNTT, Giáo dục pháp luật, Cổng thông tin điện tử, Thủ tướng Chính phủ