Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy gồm “xuân thu nhị kỳ” Thượng Điền và Hạ Điền. Trong đó, lớn nhất là lễ hội Kỳ yên Thượng Điền, diễn ra từ ngày 12 đến 14 tháng 4 Âm lịch hằng năm với các lễ chính như Lễ đưa Sắc Thần du ngoạn, Lễ tế Thần Nông, Lễ Thay khăn Sắc Thần, Lễ Xây chầu- Đại bội, Lễ Chánh tế, Lễ Tôn Vương, Lễ tế Sơn Quân… Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy nguyện cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và là dịp gắn kết cộng đồng, dân làng vui chơi, thư giãn để bắt đầu một mùa vụ mới.
Thực hiện: ĐĂNG HUỲNH

  • Mỗi dịp Kỳ yên, địa phương tổ chức nhiều trò chơi, hội thi phục vụ bà con. Trong ảnh: Phần thi mâm xôi ngọt dâng Thần.

    Mỗi dịp Kỳ yên, địa phương tổ chức nhiều trò chơi, hội thi phục vụ bà con. Trong ảnh: Phần thi mâm xôi ngọt dâng Thần.

  • Hát bội cúng đình là phần không thể thiếu mỗi dịp Kỳ yên, thu hút đông đảo bà con đến xem.

    Hát bội cúng đình là phần không thể thiếu mỗi dịp Kỳ yên, thu hút đông đảo bà con đến xem.

  • Lễ tế Sơn Quân sẽ khép lại một kỳ Thượng Điền với cầu mong về cuộc sống an lành, ấm no. Thần Hổ ở đình Bình Thủy luôn chiếm một vị trí quan trọng trong lòng người dân.

    Lễ tế Sơn Quân sẽ khép lại một kỳ Thượng Điền với cầu mong về cuộc sống an lành, ấm no. Thần Hổ ở đình Bình Thủy luôn chiếm một vị trí quan trọng trong lòng người dân.

  • Lễ Tôn Vương. Sau khi vãn hát tuồng San Hậu, đoàn nghệ sĩ hát bội với nhân vật thủ vai Vua sẽ dẫn đầu đoàn tiến vào chánh tẩm. Vai Vua sẽ dâng ấn kiếm với ý nghĩa đã được tôn Vương.  Đây cũng là nghi thức hồi chầu kết thúc ba ngày đêm hát bội.

    Lễ Tôn Vương. Sau khi vãn hát tuồng San Hậu, đoàn nghệ sĩ hát bội với nhân vật thủ vai Vua sẽ dẫn đầu đoàn tiến vào chánh tẩm. Vai Vua sẽ dâng ấn kiếm với ý nghĩa đã được tôn Vương. Đây cũng là nghi thức hồi chầu kết thúc ba ngày đêm hát bội.

  • Lễ Chánh tế. Đây là nghi thức quan trọng nhất, nhằm tạ ơn Thần đã phò trợ dân làng. Tất cả các hương chức tụ vị để hành lễ này.

    Lễ Chánh tế. Đây là nghi thức quan trọng nhất, nhằm tạ ơn Thần đã phò trợ dân làng. Tất cả các hương chức tụ vị để hành lễ này.

  • Lễ Xây chầu - Đại bội. Theo nhà văn Sơn Nam, đây là dịp để dân làng tưởng nhớ nguồn cội, đề cao vị thế con người trong vũ trụ và cầu mong điều tốt lành. Trong ảnh: Phần Đại bội với màn Gia quan tấn tước.

    Lễ Xây chầu - Đại bội. Theo nhà văn Sơn Nam, đây là dịp để dân làng tưởng nhớ nguồn cội, đề cao vị thế con người trong vũ trụ và cầu mong điều tốt lành. Trong ảnh: Phần Đại bội với màn Gia quan tấn tước.

  • Lễ Thay khăn Sắc Thần. Hương chức sẽ phơi Sắc và phủ vải điều mới lên Sắc Thần nhằm bố cáo với dân làng việc bảo quản Sắc Thần vẫn rất chu đáo và trang nghiêm.

    Lễ Thay khăn Sắc Thần. Hương chức sẽ phơi Sắc và phủ vải điều mới lên Sắc Thần nhằm bố cáo với dân làng việc bảo quản Sắc Thần vẫn rất chu đáo và trang nghiêm.

  • Lễ tế Đinh Công Chánh Tôn Thần. Cụ Đinh Công Chánh là người làng Long Tuyền xưa, sống đức độ, có công kiến lập Đình Bình Thủy nên được người dân suy tôn làm Thần.

    Lễ tế Đinh Công Chánh Tôn Thần. Cụ Đinh Công Chánh là người làng Long Tuyền xưa, sống đức độ, có công kiến lập Đình Bình Thủy nên được người dân suy tôn làm Thần.

  • Sau khi đưa Sắc Thần về an vị, hương chức đình tiến hành Lễ tế Thần Nông. Thần Nông là vị thần cai quản việc trồng trọt, chăn nuôi của nhà nông nên chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân Nam bộ.

    Sau khi đưa Sắc Thần về an vị, hương chức đình tiến hành Lễ tế Thần Nông. Thần Nông là vị thần cai quản việc trồng trọt, chăn nuôi của nhà nông nên chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân Nam bộ.

  • Lễ hội bắt đầu bằng Lễ đưa Sắc Thần du ngoạn. Sắc Thần sẽ được cung nghinh lên long xa, đi qua khắp các phường của quận Bình Thủy để người dân chiêm bái.

    Lễ hội bắt đầu bằng Lễ đưa Sắc Thần du ngoạn. Sắc Thần sẽ được cung nghinh lên long xa, đi qua khắp các phường của quận Bình Thủy để người dân chiêm bái.

  • Mỗi dịp Kỳ yên, địa phương tổ chức nhiều trò chơi, hội thi phục vụ bà con. Trong ảnh: Phần thi mâm xôi ngọt dâng Thần.
  • Hát bội cúng đình là phần không thể thiếu mỗi dịp Kỳ yên, thu hút đông đảo bà con đến xem.
  • Lễ tế Sơn Quân sẽ khép lại một kỳ Thượng Điền với cầu mong về cuộc sống an lành, ấm no. Thần Hổ ở đình Bình Thủy luôn chiếm một vị trí quan trọng trong lòng người dân.
  • Lễ Tôn Vương. Sau khi vãn hát tuồng San Hậu, đoàn nghệ sĩ hát bội với nhân vật thủ vai Vua sẽ dẫn đầu đoàn tiến vào chánh tẩm. Vai Vua sẽ dâng ấn kiếm với ý nghĩa đã được tôn Vương.  Đây cũng là nghi thức hồi chầu kết thúc ba ngày đêm hát bội.
  • Lễ Chánh tế. Đây là nghi thức quan trọng nhất, nhằm tạ ơn Thần đã phò trợ dân làng. Tất cả các hương chức tụ vị để hành lễ này.
  • Lễ Xây chầu - Đại bội. Theo nhà văn Sơn Nam, đây là dịp để dân làng tưởng nhớ nguồn cội, đề cao vị thế con người trong vũ trụ và cầu mong điều tốt lành. Trong ảnh: Phần Đại bội với màn Gia quan tấn tước.
  • Lễ Thay khăn Sắc Thần. Hương chức sẽ phơi Sắc và phủ vải điều mới lên Sắc Thần nhằm bố cáo với dân làng việc bảo quản Sắc Thần vẫn rất chu đáo và trang nghiêm.
  • Lễ tế Đinh Công Chánh Tôn Thần. Cụ Đinh Công Chánh là người làng Long Tuyền xưa, sống đức độ, có công kiến lập Đình Bình Thủy nên được người dân suy tôn làm Thần.
  • Sau khi đưa Sắc Thần về an vị, hương chức đình tiến hành Lễ tế Thần Nông. Thần Nông là vị thần cai quản việc trồng trọt, chăn nuôi của nhà nông nên chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân Nam bộ.
  • Lễ hội bắt đầu bằng Lễ đưa Sắc Thần du ngoạn. Sắc Thần sẽ được cung nghinh lên long xa, đi qua khắp các phường của quận Bình Thủy để người dân chiêm bái.