06/01/2013 - 18:13

Nước Đức không còn là cường quốc hòa bình

2 trong số 6 khẩu đội tên lửa Patriot được triển khai đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ- Syrie thuộc về Đức. Ảnh: NY Times

Sau hàng thập niên "đóng vai" là một cường quốc hòa bình, nước Đức giờ đây đang đối diện với yêu cầu tăng sức mạnh quân sự ra bên ngoài, đó là nhận định của tờ Thời báo New York sau khi Berlin đưa binh sĩ và tên lửa tiên tiến Patriot tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Việc Đức đóng góp 400 binh lính và 2 khẩu đội tên lửa trong kế hoạch triển khai 6 khẩu đội tên lửa Patriot của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại quốc gia đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ, đã mở ra một cuộc tranh luận giữa các thành viên trong Quốc hội nước này hồi tháng 12-2012 về việc bổ sung binh lính Đức tại nước ngoài.

Khi đó, nhiều người dân Đức biểu tình đã tập trung trước Cổng Brandenburg phản đối chính phủ nước này triển khai quân và tên lửa đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syrie. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội cũng đã được thông qua "dễ dàng" sau đó hai ngày. Các khẩu đội tên lửa được NATO triển khai đến Thổ Nhĩ Kỳ được cho là nhằm giúp Ankara phòng vệ trước các mối đe dọa có thể đến từ cuộc nội chiến ở quốc gia láng giềng Syrie.

Theo tờ Thời báo New York của Mỹ, cách đây không lâu, mỗi hoạt động quân sự của Đức đều đối mặt với cuộc biểu tình phản đối trong dư luận lớn, cũng như đương đầu với những nghi vấn về chủ nghĩa quân phiệt của Đức trong quá khứ. Tuy nhiên, bóng dáng lịch sử tiếp tục lùi lại phía sau tại đây và Đức vẫn đang "lặng lẽ tiếp cận với một mối quan hệ bình thường với lực lượng vũ trang của họ".

Tổng thống Syrie trấn an dân chúng

Theo hãng tin Anh Reuters, Tổng thống Bashar al-Assad ngày 6-1 có bài phát biểu hiếm hoi trên truyền hình với nội dung nhận định về "những diễn biến mới nhất tại Syrie và khu vực" trong bối cảnh phe đối lập bao vây Thủ đô Damas và NATO đang gấp rút triển khai tên lửa Patriot tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ông al-Assad muốn trấn an nhân dân vào khả năng thắng lợi của quân đội chính phủ trước lực lượng phiến quân được phương Tây hậu thuẫn.

Sau Thế chiến thứ Hai, các nhà chính trị Tây Đức phản đối sử dụng lực lượng quân đội cho bất cứ mục đích nào ngoài việc tự vệ và xu hướng chủ nghĩa hòa bình mạnh mẽ phát triển trong dư luận. Sự kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh đã mở ra sự khởi đầu cho một giai đoạn lâu dài ngăn chặn sự thay đổi. Các nước đồng minh, cụ thể là Mỹ, đã một mực kêu gọi Đức đảm trách nhiều và chia sẻ gánh nặng lớn hơn. Bước ngoặt lớn nhất của vấn đề này có lẽ khi Đức tham gia chiến dịch không kích trong cuộc chiến Kosovo hồi năm 1999, sự phá vỡ điều cấm kỵ về việc triển khai các "hoạt động tấn công".

"Trong nhiều thập niên, nước Đức của chúng ta nhận được nhiều lợi ích từ việc các đối tác dành cho chúng ta cảm giác an ninh đáng tin cậy. Hiện nay chúng ta đang ở vào vị trí phải có trách nhiệm, thậm chí tạo ảnh hưởng của chúng ta"- Thomas de Maizière, Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhấn mạnh trong cuộc tranh luận hồi tháng qua.

Đức là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga. Berlin không chỉ gửi vũ khí cho các thành viên NATO và đồng minh như Israel mà còn cho các quốc gia tại khu vực Trung Đông và những nơi khác. Báo cáo của Der Spiegel, tạp chí uy tín ở Đức, cho thấy Chính phủ Berlin đã thông qua các hợp đồng xuất khẩu vũ khí lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 10 tỉ euro, cụ thể hơn 13 tỉ euro trong năm 2011.

THANH BÌNH (Theo NY Times)

2 trong số 6 khẩu đội tên lửa Patriot được triển khai đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ- Syrie thuộc về Đ&#

Chia sẻ bài viết