13/11/2018 - 20:42

Chuyện cái kho! 

Kho chuyên dùng là lợi thế chứa hàng. Khi Nhà nước chỉ đạo xây dựng kho chuyên dùng để nâng khả năng dự trữ lúa gạo từ 2 lên 4 triệu tấn vào cuối năm 2010, gắn với dự toán tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng. Lúc đó người ta chỉ cần tính kho theo mét vuông. Hiện nay, kho không đơn giản chỉ là nơi chứa hàng, không chỉ là bao nhiêu mét vuông...

 Hệ thống silô 3 triệu USD của Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An.

Ðáng đồng tiền bát gạo

Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo thay thế Nghị định 109/2010/ NĐ-CP, chính thức có hiệu lực từ ngày 1-10-2018, được xem như sự đột phá trong cơ chế. Theo các doanh nghiệp từng gặp khó khăn do Nghị định 109/NĐ-CP thì nội dung trong Nghị định mới đã được sửa đổi phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Kho chuyên dùng được nêu trong cả Nghị định 109/NĐ-CP lẫn Nghị định 107/NĐ-CP, giúp doanh nghiệp nhìn cái kho khác trước rất nhiều. Tính toán thông thường, để có kho 5.000 tấn, chi phí khoảng 20-25 tỉ đồng, giá đất và thiết bị đa năng sẽ làm chi phí này tăng thêm.

Việt Nam có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc (lúa) (QCVN 01 - 133: 2013/BNNPTNT)  hay Quy chuẩn quốc gia về cơ sở xay xát lúa gạo (QCVN 01 - 134: 2013/BNNPTNT), rất chi tiết, quá chặt chẽ. Nhưng theo các doanh nghiệp: Yêu cầu của nhà nhập khẩu từ EU, Mỹ, Nhật còn “gắt” hơn cả trăm lần, chỉ có khác biệt trong quy định của họ là lợi ích của người tiêu dùng cuối cùng đặt lên hàng đầu vì gạo là nguồn thực phẩm, phải đối xử như sự nhiệm mầu của thượng đế. Các doanh nghiệp đã hiện đại hóa kho theo hướng vì sứ mệnh cung cấp bữa cơm ngon chứ không chỉ vì quy định. Từ năm ngoái, gạo thơm xuất khẩu chiếm đến 29,22% tổng sản lượng; gạo trắng chất lượng cao 24,33%; gạo trắng chất lượng trung bình chỉ còn 8,24%. Giá cả đã tốt hơn. Đầu tư hệ thống nhà máy chế biến, hệ thống bảo quản tồn trữ với chi phí hàng chục, hàng trăm triệu USD chỉ để bán giá rẻ, không thương hiệu, càng bán càng phụ thuộc là điều phi lý. Năm nay, khi hàng trong kho đã vơi, ngành gạo tính được trong 10 tháng đầu năm 2018, ước khối lượng gạo xuất khẩu trên 5,15 triệu tấn, kim ngạch 2,6 tỉ USD, tăng 6,62% về lượng và tăng 21,49% về kim ngạch so với cùng kỳ 2017.

Sắp xếp lại 

Trong cách nói của ông Võ Minh Tấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH ADC, khi đầu tư xây dựng hai nhà máy chế biến lương thực đặt tại Cần Thơ và Đồng Tháp, công suất mỗi nhà máy đạt gần 200.000 tấn/năm, là sự sắp xếp lại các quân bài... Bên ngoài không khác gì những nhà kho, nhưng cả hai nhà máy - kho đều được trang bị dây chuyền máy móc khép kín, tự động cả từ khâu sấy lúa, bóc vỏ, xát trắng, lau bóng… Cái kho tích hợp được chứng nhận quốc tế ISO 22000:2005, HACCP, thực hiện nhiệm vụ giữ bề mặt hạt gạo được sáng, bóng, đẹp mắt. Giảm tối đa tỷ lệ gạo bị nứt, gãy và giữ được dưỡng chất vốn có của gạo và bảo đảm nguồn cung cho dòng chảy hàng hóa ra thị trường cả trong và ngoài nước, cả nhu cầu thông thường cho tới gạo trị bệnh.   

Tại Thốt Nốt, khi Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đầu tư 3 triệu USD xây dựng hệ thống kho trữ lúa gồm 10 silo (30.000 tấn) vận hành theo công nghệ châu Âu khiến người ta nhớ tới silo của hội Huynh Đệ, một trong những silo đầu tiên ở vùng này. Ông Phạm Thái Bình, CEO Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho biết kho được xây theo chuẩn quốc tế, tự động hóa trong bảo quản, tồn trữ để chủ động ra quyết định mua - bán, giá cả. Gắn liền với câu chuyện cái kho là silo, là cánh đồng liên kết, là khu sản xuất Global GAP, khu ruộng lúa hữu cơ ở Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Tiếp đó là hệ thống thiết kế tiếp thị cho những dòng sản phẩm gạo ngon cơm.

Nổi bật trong hệ thống kho của Vĩnh Long là Công ty TNHH Sản xuất thương mại Phước Thành IV. Sau khi đầu tư xây dựng nhà xưởng trên 15.000m2, chế tạo - lắp đặt máy móc, thiết bị hoàn chỉnh cho quy trình sản xuất tự động hóa khép kín (các công đoạn sấy, xay xát - ủ nguội liên hoàn, đóng gói, lưu kho hiện đại, khép kín đạt theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, ISO 22000 và HACCP), yêu cầu số 1 là: sấy đúng kỹ thuật, màu sắc, mùi vị, gạo không bị gãy vỡ khi xay xát, tỷ lệ hao hụt 7-8% (giảm so với công nghệ truyền thống 14-15%). Ông Nguyễn Văn Thành, CEO Công ty Sản xuất thương mại Phước Thành IV, đã lập ra câu lạc bộ thương lái, với 100 thành viên. Những người này bảo đảm nguồn gạo về nhà máy đúng độ thuần, loại nào ra loại ấy nên dòng sản phẩm thoát khỏi cách đặt tên theo tỷ lệ (35%, 35%, 15%, hay 5%) tấm. Ông Thành nói nhiệm vụ này cũng là số 1 khi các yếu tố nền tảng cố định đã định hình.

Hao hụt từ ngoài đồng về kho

Cái kho gắn với nhà máy, theo ông Nguyễn Thể Hà, chuyên gia kinh tế - kỹ thuật Công ty Bùi Văn Ngọ, đều có hệ thống sấy, nhưng cách tính kho chứa gạo hay chứa lúa là hai bài toán khác nhau. Riêng bài toán chống tổn thất từ lúc cắt tới lúc về lò sấy ở nhà máy, vào kho có tỷ lệ hao hụt quá lớn (12% tổng sản lượng), nếu tính tổn thất về giá trị thì con số vô cùng lớn, đủ sức cứu đói nhiều nước châu Phi.

Việt Nam có khả năng xuất khẩu 6-7 triệu tấn gạo, thậm chí hơn nữa, nhưng nếu chỉ đo bằng con số nhất nhì thế giới với giá rẻ hoặc chỉ là diện tích kho mà không có nhà máy, hệ thống logistics, bảo quản, tồn trữ và thiết kế sản phẩm sau gạo độc đáo để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu thì khó tạo ra sự thay đổi ngoạn mục. Việt Nam có khoảng 700 đơn vị nghiên cứu và phát triển (R&D) thuộc các Bộ và hơn 1.000 đơn vị R&D cấp địa phương hoặc doanh nghiệp. Lực lượng hùng hậu yểm trợ cho doanh nghiệp và nông dân phát triển sản phẩm, chinh phục thị trường toàn cầu, chẳng có gì phải lo lắng?

Tuy nhiên, theo Giáo sư Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam: Tại ĐBSCL, khoa học nông nghiệp được đầu tư rất khiêm tốn cả về nguồn nhân lực và tài chính. Cũng theo ông, khoa học nông nghiệp Việt Nam được đầu tư mỗi năm khoảng 600 tỉ đồng, 50% chi lương và 50% chi cho hoạt động R&D (khoảng 300 tỉ đồng/năm, gần 15 triệu USD/năm), thấp hơn Philippines 7 lần, Thái Lan 10 lần và Hàn Quốc 600 lần... Cần nhìn lại một cách công bằng khi con số đầu tư quá thấp so với các nước trong khu vực.

Đối vi các doanh nghip thì sao? Vic đầu tư lâu nay cũng như cái kho, mnh ai ny lo!...

Bài, ảnh: Châu Lan

Chia sẻ bài viết